Tin tức & Sự kiện

Thông báo Quy định Hoạt động y tế Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
           
Số: 2779/QĐ-ĐHKTQD Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2021
 
 
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Quy định Hoạt động y tế của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế ngày 13 tháng 6 năm 2014; 
Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị định 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học;
Căn cứ Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường Đại học Kinh tế quốc dân giai đoạn 2015-2017; Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2017;
Căn cứ Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ Y tế về hướng dẫn khám sức khỏe;
Căn cứ Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Y tế quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
Căn cứ Quyết định 17/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Quy định về tổ chức và hoạt động của Trạm Y tế trong các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp;
Căn cứ Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ban hành kèm theo Nghị quyết số 09/NQ-ĐHKTQD-HĐT ngày 09 tháng 3 năm /2021 của Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân;
Xét đề nghị của Trưởng Trạm Y tế. 
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định Hoạt động y tế của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Điều 2. Quy định này có hiệu lực từ ngày ký.
Điều 3. Trưởng Trạm y tế, Trưởng các đơn vị trong Trường và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận:
- ĐU, HĐT (để b/c);
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Lưu: TH, Y tế.
HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)
               
           PGS.TS. Phạm Hồng Chương
 


 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN         
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM            
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc       
           
   
 
 
QUY ĐỊNH 
Hoạt động y tế của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2779/QĐ-ĐHKTQD ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Văn bản này quy định về các hoạt động y tế trong trường, bao gồm: Công tác khám bệnh, chữa bệnh ban đầu; khám sức khỏe định kỳ; vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh và an toàn thực phẩm; các điều kiện và trách nhiệm đảm bảo công tác y tế; quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe y tế tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (sau đây gọi là Trường). 
2. Quy định này áp dụng đối với tất cả các đơn vị, viên chức, người lao động đang làm việc và sinh viên đang học chương trình đại học chính quy, hệ đào tạo văn bằng 2, chương trình liên kết đào tạo, học viên cao học và nghiên cứu sinh (sau đây gọi là người học) tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Điều 2. Mục đích 
1. Giáo dục kiến thức, quan niệm đúng về sức khỏe và lối sống để viên chức, người lao động và người học có thể lựa chọn phương pháp, hình thức phù hợp nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho bản thân.
2. Viên chức, người lao động và người học được hưởng các quyền lợi và thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trong việc khám bệnh, chữa bệnh cũng như khám sức khỏe định kỳ.
3. Đảm bảo việc sơ cứu, cấp cứu ban đầu kịp thời và khám bệnh, chữa bệnh thông thường cho viên chức, người lao động và người học theo quy định của Luật khám chữa bệnh của Bộ Y tế và cơ quan Bảo hiểm xã hội.
4. Bảo đảm mối liên hệ giữa Trường với gia đình và cộng đồng để hỗ trợ bồi dưỡng, nâng cao cả về thể lực và trí lực cho người học.
Điều 3. Yêu cầu 
1. Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định hiện hành về hoạt động y tế trong trường học.
2. Công tác khám bệnh, chữa bệnh; chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho viên chức, người lao động, người học bảo đảm thực hiện đầy đủ, hiệu quả.
3. Các đơn vị trong Trường phối hợp với Trạm Y tế thực hiện các hoạt động y tế theo quy định hiện hành của Nhà nước và quy chế của Trường. 
Điều 4. Giải thích từ ngữ 
Trong Quy định này, các từ ngữ được hiểu như sau:
1. Viên chức: Là người được tuyển dụng theo vị trí việc làm và làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương theo quỹ lương của Trường theo quy định của pháp luật. Viên chức bao gồm giảng viên và viên chức hành chính.
2. Người lao động: Là người ký hợp đồng lao động với Trường để thực hiện các công việc theo hợp đồng đã ký kết. 
3. Người học: Người học là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại Trường, bao gồm sinh viên của chương trình đào tạo đại học; học viên của chương trình đào tạo thạc sĩ; nghiên cứu sinh của chương trình đào tạo tiến sĩ; học viên học tập, bồi dưỡng ngắn hạn, thực hành, thực tập tại Trường.
4. Sinh viên: Là người học ở bậc đại học.
5. Học viên cao học: Là người học đang được đào tạo sau đại học theo trình độ thạc sĩ.
6. Nghiên cứu sinh: Là người học đang được đào tạo sau đại học theo trình độ tiến sĩ.

Chương II
CÁC NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG Y TẾ TRONG TRƯỜNG
Mục 1 
HOẠT ĐỘNG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH BAN ĐẦU

Điều 5. Quyền lợi đối với viên chức, người lao động và người học khi đến khám bệnh, chữa bệnh ban đầu
1. Được sơ cấp cứu ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh thông thường theo quy định của thẻ bảo hiểm y tế tại Trạm y tế của Trường;
2. Được quản lý và theo dõi sức khoẻ trong thời gian công tác và học tập tại Trường;
3. Được cấp thuốc điều trị miễn phí theo thẻ bảo hiểm y tế;
4. Được xác nhận, cấp giấy nghỉ ốm, nghỉ bảo hiểm xã hội theo quy định;
5. Trường hợp cấp cứu và khám bệnh tại Trạm Y tế được xác nhận nghỉ ốm trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày bị ốm; vào sổ hồ sơ sức khoẻ điều trị tiếp nếu có yêu cầu;
6. Trường hợp cấp cứu, khám chữa bệnh ở cơ sở y tế khác thì được xác nhận nghỉ ốm trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày bị ốm;     
7. Trường hợp bị ốm phải nằm viện dài ngày thì được xác nhận nghỉ ốm trong khoảng thời hạn là 30 ngày kể từ ngày bị ốm.
Điều 6. Trách nhiệm của viên chức, người lao động và người học khi đến khám bệnh, chữa bệnh ban đầu
1. Khi đến khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại Trạm Y tế, cần xuất trình thẻ viên chức (đối với viên chức và người lao động đang làm việc tại Trường), hoặc thẻ sinh viên, thẻ học viên (đối với người học) và thẻ bảo hiểm y tế.
2. Nếu bị mắc bệnh đột xuất, ốm đau thông thường hoặc khi có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh dịch thì phải đến Trạm Y tế Trường để khám;
3. Nếu khám và điều trị ở cơ sở bên ngoài thì phải nộp kết quả khám chữa bệnh cho Trạm Y tế Trường để lưu vào hồ sơ sức khoẻ;
4. Khi xin xác nhận ốm, phải xuất trình giấy tờ nằm viện, ra viện và các các giấy tờ hợp pháp khác của cơ sở khám chữa bệnh ban đầu (thẻ bảo hiểm y tế kèm theo thẻ người học hoặc căn cước công dân). Ngoài thời hạn quy định tại Điều 6 Quy định này, Trạm Y tế Trường sẽ không xác nhận.
Điều 7. Công tác dược
1. Xây dựng, phê duyệt danh mục thuốc phù hợp và kế hoạch mua thuốc hàng năm căn cứ tình hình dịch bệnh hoặc yêu cầu của công tác điều trị;
2. Tiến hành các thủ tục mua thuốc và vật tư theo quy định;
3. Cấp phát thuốc theo đơn chỉ định y lệnh và kiểm kê thuốc theo quy định;
4. Theo dõi công tác sử dụng thuốc phù hợp, an toàn, hiệu quả. Tập hợp ý kiến phản ánh trong quá trình sử dụng thuốc;
5. Các hoạt động khác theo quy định công tác chuyên môn.
Điều 8. Công tác bảo hiểm y tế
1. Viên chức và người lao động là đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm y tế và được Trường đóng phí bảo hiểm, trong đó có bảo hiểm y tế;
2. Trạm Y tế Trường khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế và theo phân tuyến kỹ thuật của Bảo hiểm y tế từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần trong giờ hành chính;
3. Chi phí khám chữa bệnh sẽ được chi trả theo quy định của bảo hiểm y tế. Hiện tại, chi phí khám chữa bệnh tại Trạm y tế Trường (tuyến IV) được chi trả 100%;
4. Công tác bảo hiểm y tế đối với sinh viên, lưu học sinh: 
a) Hằng năm, vào đầu năm học, Phòng Công tác chính trị và quản lý sinh viên, Phòng Hợp tác quốc tế tiến hành lập danh sách đăng ký mua bảo hiểm y tế cho sinh viên và các lưu học sinh đang tham gia học tập tại Trường.
b) Khi bị ốm đau, sinh viên và lưu học sinh mang thẻ bảo hiểm y tế, thẻ sinh viên, hộ chiếu đến Trạm y tế Trường để khám, chữa bệnh và được hưởng mọi quyền lợi khám chữa bệnh về bảo hiểm y tế theo quy định.  
5. Trường hợp quá khả năng khám chữa bệnh tại Trạm Y tế Trường, người bệnh sẽ được chuyển tuyến điều trị theo quy định của bảo hiểm y tế.
6. Công tác tổng hợp, thống kê, báo cáo số liệu khám chữa bệnh hằng ngày được thực hiện theo quy định.
Mục 2
KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ

Điều 9. Khám sức khỏe định kỳ đối với viên chức và người lao động
1. Tiêu chuẩn khám sức khỏe định kỳ
a) Viên chức và người lao động đang làm việc tại Trường có thời gian ký hợp đồng lao động với Trường từ 12 tháng trở lên. Đây là quyền lợi và nghĩa vụ bắt buộc đối với viên chức và người lao động;
b) Tháng 10 - 11 hằng năm, Trường ký hợp đồng với các cơ sở y tế đủ điều kiện tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho viên chức và người lao động. Việc khám được tập trung theo lịch tại Trường hoặc tại cơ sở y tế mà Trường đã ký hợp đồng;
2. Nội dung khám sức khỏe định kỳ
a) Nội dung khám sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế về khám sức khoẻ định kỳ;
b) Trường hợp vì lý do bất khả kháng, mà viên chức và người lao động không tham gia được buổi khám đó thì trong vòng 15 ngày làm việc, viên chức và người lao động khám sức khỏe tại cơ sở y tế đủ điều kiện và nộp kết quả khám sức khỏe về Trạm Y tế Trường;
c) Quy trình khám sức khỏe của viên chức và người lao động theo Phụ lục 2 của Quy định này.
3. Kinh phí khám 
a) Kinh phí khám sức khỏe định kỳ do Trường hỗ trợ chi trả theo Quy chế chi tiêu nội bộ. Phòng Tổ chức cán bộ có trách nhiệm rà soát danh sách viên chức và người lao động đủ tiêu chuẩn được hưởng chế độ theo quy định; 
b)  Trạm Y tế lập kế hoạch khám sức khỏe định kỳ và dự toán kinh phí trình Lãnh đạo Trường phê duyệt.
Điều 10. Khám sức khoẻ định kỳ đối với sinh viên chính quy
1. Khám sức khỏe định kỳ khi vào Trường
a) Sinh viên năm học đầu tiên bắt buộc phải khám sức khỏe tập trung (trừ những sinh viên có nộp giấy chứng nhận sức khỏe theo mẫu quy định của Bộ Y tế) vào khoảng tháng 9 hằng năm;
b) Trạm Y tế Trường sẽ tổ chức khám sức khỏe cho sinh viên năm thứ nhất. Tiền hồ sơ, chi phí khám sức khỏe do sinh viên đóng ngay khi làm thủ tục nhập học, theo (quy định của Bộ Y tế) giá trị hiện hành; 
c) Nội dung khám bắt buộc theo mẫu quy định của Bộ Y tế ban hành;
d) Quy trình khám sức khỏe cho sinh viên đại học chính quy theo Phụ lục 3 của Quy định này;
đ) Những sinh viên không đủ sức khoẻ để theo học (theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và kết luận của cơ sở khám sức khỏe), sẽ được thông báo và tư vấn điều trị. Thực hiện các thủ tục cam kết đối với sinh viên có sức khoẻ đặc biệt, đồng thời thông báo cho Phòng Công tác chính trị và Quản lý sinh viên để phối hợp trong công tác quản lý và theo dõi sức khoẻ cho sinh viên.
2. Khám sức khoẻ định kỳ trước khi ra Trường
a) Trước khi kết thúc khóa học, sinh viên được khám sức khỏe định kỳ tập trung, thời gian vào cuối năm học thứ 3 hoặc đầu năm học thứ 4. Trường sẽ ký hợp đồng với cơ sở khám sức khỏe đủ điều kiện để tổ chức khám sức khỏe cho sinh viên và giao Trạm Y tế Trường thực hiện;
b) Các đơn vị quản lý đào tạo lập và gửi danh sách sinh viên khám sức khỏe cho Trạm Y tế Trường;
c) Căn cứ hợp đồng với cơ sở khám sức khỏe và số lượng sinh viên trong danh sách khám, Trạm Y tế Trường lên kế hoạch tổ chức khám;
d) Sinh viên đi khám sức khỏe phải nộp 04 ảnh mầu khổ (4x6 cm) chụp trong vòng 6 tháng gần nhất để dán hồ sơ và bản sao giấy chứng nhận sức khỏe (nếu có). Sinh viên đến khám đúng giờ, tuân thủ theo quy trình khám: Nhận sổ, dán ảnh, điền thông tin, thực hiện khám từng chuyên khoa (theo hướng dẫn của nhân viên cơ sở khám sức khỏe), làm các xét nghiệm, đủ các mục thì trả sổ tại bàn nhận kết quả. Nhân viên nhận hồ sơ hoàn tất xong sinh viên mới được ra về;
đ) Sinh viên muốn sao kết quả khám sức khỏe, phải đăng ký và nộp kinh phí để nhân bản theo giá quy định của cơ sở y tế khám;
e) Quy trình thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho sinh viên đại học chính quy theo Phụ lục 4 của Quy định này;
f) Sau 15 ngày làm việc, cơ sở khám sức khỏe bàn giao kết quả khám sức khỏe, gồm: bản tổng hợp, phân loại, hồ sơ kết quả khám sức khỏe, hoá đơn thanh toán cho Trường qua Trạm Y tế;
g) Trạm Y tế thông báo lịch xem kết quả, nhận bản sao giấy chứng nhận sức khoẻ (nếu có) với thời gian tối đa 30 ngày kể từ ngày nhận bàn giao kết quả từ cơ sở khám. 
Mục 3
QUY ĐỊNH VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Điều 11. Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống trong Trường
1. Bếp ăn được bố trí bảo đảm tách biệt giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến;
2. Có đủ nước sạch đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến kinh doanh;
3. Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải đảm bảo vệ sinh;
4. Cống rãnh ở khu vực nhà bếp, cửa hàng phải thông thoát, không ứ đọng;
5. Nhà ăn phải thoáng mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại;
6. Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ;
7. Giám đốc Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ đào tạo có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm Nhà ăn của Trường.
Điều 12. Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với Nhà ăn của Trường và các cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống trong Trường
1. Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín;
2. Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải đảm bảo vệ sinh;
3. Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch phơi khô;
4. Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
5. Có chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Điều 13. Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong chế biến và bảo quản thực phẩm 
1. Sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm phải rõ nguồn gốc và an toàn, lưu mẫu thức ăn;
2. Thực phẩm phải được chế biến bảo đảm an toàn hợp vệ sinh;
3. Thực phẩm bày bán phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, chống được bụi, mưa nắng và sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại, được bày, bán trên bàn hoặc giá cao hơn mặt đất.
Mục 4
QUY ĐỊNH VỆ SINH MÔI TRƯỜNG, 
TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC SỨC KHỎE, PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH

Điều 14. Đảm bảo các điều kiện về phòng học, bàn ghế, bảng viết, ánh sáng, trong trường học 
1. Phòng học thiết kế đúng chuẩn quy định, phù hợp theo từng mục đích sử dụng, đủ tiêu chuẩn ánh sáng; bàn ghế đúng kích thước theo tiêu chuẩn TCVN; trang bị bảng chống lóa, các thiết bị trình chiếu phải đảm bảo an toàn và được bảo quản tốt;
2. Đảm bảo các điều kiện về cấp thoát nước và vệ sinh môi trường trong trường học;
3. Cung cấp đủ nước uống ở giảng đường, nước sinh hoạt cho người học ở Khu nội trú;
4. Công trình vệ sinh phải đạt chuẩn và có chỗ rửa tay với nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; 
5. Chất thải phải được thu gom và xử lý đúng quy định, làm vệ sinh sạch sẽ sau mỗi buổi học.
Điều 15. Đảm bảo môi trường
1. Hàng năm, Trường có kế hoạch tổ chức phát động toàn Trường làm vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh vào trước các ngày nghỉ lễ 01/05; 02/09, tết Dương lịch, tết Âm lịch và trong các đợt ra quân phòng chống dịch của các cấp chính quyền tổ chức;
2. Phát động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường;
3. Tổ chức phun thuốc diệt muỗi và côn trùng gây bệnh dịch truyền nhiễm định kỳ 02 lần/1 năm (tháng 5 và tháng 10 hằng năm). Phun đột xuất trong thời gian xảy ra dịch bệnh trên địa bàn Trường;
4. Duy trì môi trường “Xanh - Sạch - Đẹp” trong Khu nội trú cũng như khu vực giảng đường, nơi làm việc; 
5. Xây dựng “Ngôi trường không khói thuốc” được tuyên truyền qua các câu lạc bộ sinh viên.
Điều 16. Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh
1. Tổ chức truyền thông, giáo dục sức khỏe gồm: các biện pháp phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm; phòng chống ngộ độc thực phẩm; dinh dưỡng hợp lý, phòng chống béo phì; hoạt động thể lực; phòng chống tác hại của thuốc lá; phòng chống tác hại của rượu, bia và các chất gây nghiện khác; kỹ năng ứng phó sự cố về cháy, nổ, hỏa hoạn; phòng chống tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp; giáo dục phòng, chống HIV/AIDS, lồng ghép với giáo dục giới tính, sức khoẻ sinh sản; các vấn đề liên quan đến bệnh tật, phát triển thể chất, tinh thần và các chiến dịch truyền thông, giáo dục khác về công tác y tế;
2. Tập huấn kiến thức phòng, chống các bệnh dịch truyền nhiễm và các bệnh không lây nhiễm;
3. Tuyên truyền cho sinh viên các kiến thức về phòng chống bệnh Sốt xuất huyết và dịch bệnh lây nhiễm khác;
4. Tư vấn trực tiếp về điều trị các vấn đề liên quan đến bệnh tật, phát triển thể chất, tinh thần; trường hợp trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp có người học khuyết tật thì tư vấn, hỗ trợ cho người khuyết tật hòa nhập;
5. Đối với sinh viên khu nội trú: Tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh, phát động phong trào phòng ở kiểu mẫu sạch sẽ, gọn gàng có chấm điểm thi đua khen thưởng và xử phạt.   
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 17. Trạm y tế
1. Tham mưu cho Lãnh đạo Trường trong việc xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí từng năm học cho các hoạt động y tế của Trường; tổ chức thực hiện các hoạt động y tế hàng năm theo kế hoạch được Trường phê duyệt;
2. Phối hợp với cơ sở y tế địa phương, ngành liên quan trong việc triển khai thực hiện các hoạt động y tế Trường và các hoạt động y tế khác;
3. Kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất tại Nhà ăn sinh viên, nhằm phát hiện những vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm;
4. Thực hiện sơ kết, tổng kết và báo cáo công tác y tế của Trường theo quy định.
Điều 18. Công đoàn Trường
1. Vận động viên chức và người lao động thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác y tế của Trường.
2. Hỗ trợ Trạm Y tế giải quyết hồ sơ khám bệnh, chữa bệnh và tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho viên chức và người lao động.
Điều 19. Phòng Tổ chức cán bộ
1. Thực hiện công tác bảo hiểm y tế theo Luật Bảo hiểm y tế cho viên chức và người lao động, bao gồm: đăng ký làm thẻ; hướng dẫn làm thủ tục khi sửa thẻ, mất thẻ bảo hiểm y tế; đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu; nhận và phát thẻ bảo hiểm y tế;
2. Phối hợp thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động y tế đối với viên chức và người lao động hàng năm theo kế hoạch của Trường.
Điều 20. Phòng Công tác chính trị và Quản lý sinh viên
1. Thực hiện công tác bảo hiểm y tế theo Luật Bảo hiểm y tế cho người học, bao gồm: đăng ký làm thẻ; hướng dẫn làm thủ tục khi sửa thẻ, mất thẻ bảo hiểm y tế; đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu; nhận và phát thẻ bảo hiểm y tế;
2. Giải quyết thủ tục các trường hợp liên quan đến sức khỏe bất thường (tai nạn, tử vong …) của người học theo thẻ bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể;
3. Phối hợp thực hiện các hoạt động y tế đối với người học hàng năm theo kế hoạch được Trường;
4. Phối hợp với Trạm Y tế trong công tác truyền thông giáo dục sức khỏe.
Điều 21. Phòng Hợp tác quốc tế
1. Lập danh sách lưu học sinh tham gia bảo hiểm y tế theo quy định.
2. Phối hợp với Trạm y tế để khám sức khỏe, tuyên truyền cho lưu học sinh ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh và khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế mỗi khi bị ốm đau.
Điều 22. Phòng Tài chính - Kế toán
1. Hướng dẫn, kiểm tra việc lập kế hoạch dự toán ngân sách cho hoạt động y tế theo kế hoạch đã được Trường phê duyệt;
2. Hướng dẫn Trạm Y tế về công tác thanh toán, quyết toán các kinh phí thực hiện hoạt động y tế Trường;
3. Phối hợp với các đơn vị có liên quan, hướng dẫn và giải quyết các chế độ chính sách liên quan đến bảo hiểm y tế cho viên chức, người lao động và người học.
Điều 23. Phòng Quản trị thiết bị
1. Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, điện và nước phục vụ hoạt động y tế của Trường;
2. Tổ chức thực hiện tốt các dịch vụ giảng đường như: nước sạch, ánh sáng, thiết bị, âm thanh, vệ sinh;
4. Tổ chức thực hiện công tác vệ sinh môi trường, tôn tạo cảnh quan khu vực công đảm bảo văn minh sạnh đẹp và an toàn;
5. Phối hợp với Trạm Y tế và các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch mua sắm thiết bị, vật tư y tế trình lãnh đạo Trường phê duyệt và tổ chức thực hiện; đảm bảo vệ sinh, an ninh, an toàn nguồn nước.
Điều 24. Phòng Quản lý đào tạo
1. Xây dựng, đảm bảo chương trình giảng dạy và bố trí thời khóa biểu đáp ứng yêu cầu vệ sinh cho sinh viên học môn học Giáo dục thể chất;
2. Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn, giữ gìn sức khỏe cho người học trong quá trình luyện tập và thi đấu thể thao;
3. Phối hợp với Trạm Y tế trong việc lập kế hoạch khám sức khỏe khi vào Trường và ra Trường cho sinh viên hệ đại học chính quy.
Điều 25. Bộ môn Giáo dục thể chất
1. Chuẩn bị chu đáo nội dung, phương pháp, hình thức, các điều kiện để đảm bảo thực hiện giảng dạy môn Giáo dục thể chất có chất lượng;
2. Tham gia công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh nơi tập luyện, đảm bảo môi trường giảng dạy giáo dục thể chất an toàn hiệu quả;
3. Phối hợp với Trạm Y tế để có kế hoạch sắp xếp môn học giáo dục thể chất phù hợp với tình trạng sức khỏe đối với người học có sức khỏe yếu;
4. Phối hợp với Công đoàn Trường và Đoàn Thanh niên Trường xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa và rèn luyện thân thể, tổ chức cho viên chức, người lao động và người học tham gia các giải thi đấu thể thao, các hoạt động tăng cường sức khỏe.
Điều 26. Trung tâm Dịch vụ Hỗ trợ đào tạo
1. Tổ chức thực hiện công tác vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm cho viên chức, người lao động và người học tại Khu nội trú;
2. Theo dõi tình hình dịch bệnh trong Khu nội trú, báo cho Trạm Y tế nếu có trường hợp sinh viên ốm đau, có mắc dịch bệnh xảy ra;
3. Phối hợp với Trạm Y tế trong công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho người học.
Điều 27. Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe ban đầu
1. Hiệu trưởng quyết định thành lập Ban chỉ đạo Chăm sóc sức khỏe ban đầu, gồm: Trưởng Ban là đại diện Ban Giám hiệu, phó Ban thường trực là Trạm trưởng Trạm y tế và các ủy viên khác.
2. Nhiệm vụ:
Chỉ đạo quản lý công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho viên chức, người lao động và người học: công tác khám chữa bệnh, khám sức khỏe định kỳ, vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm, và công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe khác.
Điều 28. Tổ giám sát công tác y tế học đường
1. Hiệu trưởng quyết định thành lập Tổ giám sát công tác Y tế học đường với thành phần gồm: Tổ trưởng là đại diện Ban Giám hiệu, Tổ phó là Trạm trưởng Trạm Y tế và các thành viên.
2. Nhiệm vụ: Kiểm tra, giám sát công tác y tế học đường, vệ sinh môi trường phòng chống dịch định kỳ hàng tháng hoặc khi có yêu cầu.
Điều 29. Các đơn vị trong Trường
1. Thực hiện công tác vệ sinh môi trường, tuyên truyền và phổ biến công tác phòng chống dịch bệnh trong phạm vi quản lý;
2. Khuyến khích, động viên viên chức và người lao động thực hiện khám sức khỏe định kỳ hàng năm;
3. Phổ biến quy định hoạt động y tế Trường đến viên chức, người lao động và người học trong đơn vị;
4. Tham gia công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong Trường, giữ gìn vệ sinh phòng làm việc, đảm bảo môi trường làm việc an toàn hiệu quả.
Điều 30. Viên chức, người lao động và người học
1. Viên chức, người lao động và người học phải tuân thủ các quy định của cơ quan quản lý chuyên ngành và của Trường về hoạt động y tế Trường;
2. Viên chức, người lao động và người học phải tự rèn luyện để có nếp sống lành mạnh, tích cực tham gia các hoạt động phòng chống dịch bệnh và tệ nạn xã hội.
Chương IV
KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 31. Khen thưởng và kỷ luật
1. Các tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động y tế của Trường được xem xét khen thưởng theo quy định;
2. Các tập thể, cá nhân vi phạm quy định về hoạt động y tế của Trường tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy định.
Điều 32. Điều khoản thi hành
1. Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
2. Trưởng các đơn vị trong Trường chịu trách nhiệm phổ biến, triển khai thực hiện Quy định này đến viên chức, người lao động trong đơn vị.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc cần điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung, các đơn vị, cá nhân phản ánh về Trạm Y tế để tổng hợp, báo cáo, đề xuất Hiệu trưởng xem xét, quyết định.
 
  HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)


PGS.TS. Phạm Hồng Chương
 
PHỤ LỤC 1
 Quy trình khám bệnh, chữa bệnh tại Trạm y tế:
 
STT Quy trình Trách nhiệm
1
Đón tiếp người bệnh

hỏi bệnh, và tiền sử Mô tả bệnh và khai tiền sử của bản thân và gia đình (nếu có)
Nhân viên đón tiếp
2
Người bệnh
 
3 Khám hỏi bệnh, chẩn đoán
Vào sổ KCB, ghi đơn thuốc
(hoặc ghi giấy giới thiệu chuyển tuyến trên)
Bác sĩ
 
4 Kiểm tra dữ liệu thẻ và lịch sử khám chữa bệnh sau đó
nhập chỉ định đơn thuốc hoặc giấy chuyển viện vào phần mềm giám định BHYT để đẩy lên cổng thông tin BHXHVN
Điều dưỡng

 
5 Cấp phát thuốc theo đơn 
Dược sĩ
6 Nhận thuốc, đối chiếu thuốc và ký tên Người bệnh
 
Mô tả:
1. Khi có Người bệnh bị ốm hoặc cấp cứu CBYT cần phải có thái độ đón tiếp khẩn trương. Hỏi và khai thác tiền sử. Người bệnh phải có trách nhiệm trả lời và cung cấp thông tin, tiền sử bệnh có liên quan về bệnh tật. Hướng dẫn bệnh nhân đến phòng khám bệnh.
2. Khi Bác sĩ thực hiện khám bệnh, Người bệnh phải tuân thủ theo yêu cầu và phối hợp với Bác sĩ khám bệnh.
3. Khám kết hợp với hỏi bệnh và chẩn đoán bệnh xong. Bác sĩ ghi họ tên, địa chỉ, chẩn đoán bệnh, kê đơn thuốc điều trị (Trường hợp bệnh nặng, vượt quá chuyên môn thì viết giấy giới thiệu chuyển tuyến cho bệnh nhân).
4. Điều dưỡng kiểm tra dữ liệu thẻ và lịch sử khám chữa bệnh của người bệnh sau đó nhập chỉ định đơn thuốc hoặc giấy chuyển viện vào phần mềm giám định BHYT để đẩy lên cổng thông tin BHXHVN kịp thời ngay sau khi kết thúc khám bệnh.
5. Dược sĩ căn cứ vào đơn thuốc để cấp phát thuốc cho người bệnh (nếu có đơn thuốc và không phải chuyển viện). 
6. Người bệnh nhận đối chiếu thuốc và ký nhận vào phiếu in theo mẫu của BHXH ký nhận thuốc. (Trường hợp người bệnh cần phải chuyển viện thì ghi giấy chuyển viện, hẹn người bệnh mang kết quả về nộp lưu vào Hồ sơ sức khoẻ tại TYT hoặc cần thiết hẹn tái khám).
PHỤ LỤC 2
 
Quy trình thực hiện khám sức khỏe cán bộ viên chức
 
STT Quy trình Trách nhiệm
1 Đăng ký khám theo mẫu theo đường link online 
Các đơn vị
P.TCCB
TTUDCNTT
2 Lập bảng tổng hợp danh sách.
Kế hoạch, thời gian, địa điểm, đơn vị, dự trù kinh phí
TYT
P. TCKT
3
Trình BGH ký duyệt
BGH
4
Thực hiện ký hợp đồng
TYT
P. TCKT
P. QTTB
BGH
Đơn vị Bệnh viện
5
Thông báo lịch khám
Trạm y tế
6
Tổ chức thực hiện khám
Trạm y tế
Các VCNLD
Đơn vị cơ sở Y tế hợp đồng khám
7 Nhận kết quả tổng hợp

Trạm y tế
8 Thông báo kết quả KSK
Trạm y tế
9
Thanh lý hợp đồng
TYT; P. QTTB
P. TCKT
BGH
Bệnh viện. Cơ sở y tế khám
 

Mô tả:
1. Căn cứ vào kế hoạch công việc y tế lập được phê duyệt đầu năm. Ngày 10 tháng 9 Trạm y tế sẽ gửi thông tin mẫu đề nghị các đơn vị đăng ký vào các mục khám theo tiêu chuẩn của đơn vị mình. Sau 05 ngày làm việc thì nhận lại danh sách. Trung tâm Ứng dung CNTT hỗ trợ phần mềm online.
2. Trạm y tế đi tham khảo cơ sở vật chất của cơ sở y tế và lấy thông tin báo giá một số Bệnh viện có uy tín trong và ngoài công lập. Tổng hợp danh sách đăng ký của các đơn vị, lập dự trù kinh phí, lên kế hoạch, thời gian khám trình xin ý kiến BGH (thông qua P. TCKT, P. QTTB thẩm định giá và kinh phí).
3.  Phòng TCKT thẩm định và P. QTTB ký nháy, trình lên BGH phê duyệt.
4. Sau khi BGH đồng ý ký duyệt, Trạm y tế cùng với Bệnh viện thương thảo hợp đồng kết hợp Phòng TCKT rà soát hợp đồng ký nháy, sau đó trình BGH ký.
5. Căn cứ vào hợp đồng TYT sẽ thông báo lịch khám, địa điểm khám, các thông tin cần thiết trên email của Trường. 
6. Trước khi tổ chức KSK 02 ngày, TYT kiểm tra lại cơ sở vật chất. Trang thiết bị máy móc của Bệnh viện cơ sở y tế tổ chức khám. Nếu có sự thay đổi phải thông báo kịp thời. 
Đến buổi khám chính thức, Trạm Y tế có mặt tại Bệnh viện để phối hợp cùng sắp xếp tổ chức với cơ sở khám, đón tiếp, phát sổ hồ sơ KSK cho VCNLD đến khám. Cùng giải quyết các vấn đề phát sinh (nếu có). 
7. Sau 10 ngày làm việc Bệnh viện hoàn tất hồ sơ, tổng hợp các kết qủa KSK để trả cho Trường. TYT sẽ nhận lại kết quả khám của VCNLD. Ký biên bản giao nhận hồ sơ.
8.  Sau khi có kết quả KSK, TYT thông báo bằng email để VCNLD đến xem kết quả KSK của mình (trong thời gian tối đa là 20 ngày làm việc kể từ ngày thông báo). Sẽ tư vấn và yêu cầu khám chuyên khoa sâu với trường hợp có nghi ngờ ...
9. Hoàn tất thủ tục thanh lý hợp đồng: TYT cùng P. QTTB làm thủ tục thanh lý hợp đồng gồm đủ (hoá đơn tài chính, bản tổng hợp danh sách VCNLD khám thực tế, danh mục khám, số tiền). TYT ký nháy đề nghị chuyển khoản, thông qua, P. TCKT rà soát kinh phí. Trình BGH ký thanh lý hợp đồng.

PHỤ LỤC 3
 
Quy trình thực hiện khám sức khỏe vào trường cho sinh viên
 
STT Quy trình Trách nhiệm
1 Nhận danh sách
Tổng hợp, đối chiếu danh sách
TYT, P. QLĐT
P. CTCT & QLSV
2 Lập kế hoạch, dự trù kinh phí
TYT
3 Trình, BGH duyệt
BGH
P. TCKT
TYT
4 Thực hiện ký hợp đồng
BGH.
TYT, P. TCKT
P. QTTB
Đơn vị thực hiện ksk
5 Thông báo lịch khám

TYT
P. CTCT & QLSV
6 Tổ chức thực hiện khám


 
TYT, P. QLSV
Đơn vị thực hiện SV KSK
7 Nhận kết quả khám
TYT
8
Thông báo, xem kết quả sức khoẻ
Tư vấn chuyên khoa sâu
TYT, SV
 
9

Thực hiện thủ tục thanh lý hợp đồng
BGH.
TYT
P. TCKT
P. QTTB
Đv thực hiện KSK
 

Mô tả:
1. Tuần đầu tiên sau khi sinh viên mới nhập học, TYT sẽ cập nhật danh sách sinh viên khoá mới nhập học từ P QLĐT và P. CTCT & QLSV. 
2. Căn cứ danh sách KSK TYT sẽ lập hồ sơ sức khoẻ, kế hoạch thực hiện, dự trù kinh phí tổ chức KSK.
3. TYT gửi bản kế hoạch và dự trù kinh phí tổ chức cho P. TCKT và P. QTTB sẽ thẩm định kinh phí và trình lên BGH ký duyệt.
4. Căn cứ vào kế hoạch đã được phê duyệt. TYT tiến hành thương thảo hợp đồng với cơ sở thực hiện KSK. Sau đó trình BGH ký và Thủ trưởng bên thực hiện KSK ký.
5. Sau khi hợp đồng đã được ký, TYT sẽ thông báo kế hoạch, thời gian, địa điểm KSK với SV, các thông tin liên quan đến KSK, thông qua P. CTCT & QLSV.
6. Trước buổi thực hiện KSK 02 ngày, TYT kiểm tra sở đơn vị thực hiện KSK. Giải quyết các vấn đề phát sinh (nếu có).
-  Buổi khám chính thức TYT, phối hợp với P. CTCT & QLSV tổ chức cho sinh viên KSK. 
-  Sinh viên nhịn ăn buổi sáng để làm xét nghiệm máu.
- Khi đi sinh viên phải mang theo 01 ảnh mầu cỡ 4 x 6 cm (ảnh chụp trong vòng 6 tháng gần nhất) để dán vào hồ sơ sức khoẻ.
- Các bước KSK:
a) Nhận hồ sơ, dán ảnh và hoàn thành các thủ tục hành chính.
SV có trách nhiệm điền đầy đủ, chính xác, trung thực các thông tin cá nhân, tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh tật của bản thân và gia đình trong phần tiền sử của đối tượng khám sức khỏe (theo mẫu giấy chứng nhận sức khỏe).
b) Khám thể lực.
Đo chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình, chỉ số BMI, mạch, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở.
c) Khám lâm sàng toàn diện theo các chuyên khoa.
d) Khám cận lâm sàng:
- Cận lâm sàng bắt buộc:
+ Công thức máu, đường máu (Thêm nhóm máu ngoài danh mục).
+ Xét nghiệm nước tiểu: Tổng phân tích nước tiểu (đường, protein, tế bào).
+ Chụp X – quang tim phổi thẳng.
- Hoàn tất hết các mục khám, thì nộp hồ sơ sức khoẻ tại bàn nhận hồ sơ trước khi ra về.
7. Sau 15 ngày làm việc, đơn vị trả hồ sơ, kết quả KSK, hoá đơn tài chinh thu tiền KSK.
8. TYT thông báo phân lịch cho các lớp xem kết quả KSK trên email và thông qua P. CTCT & QLSV, Văn phòng khoa, viện.
- Đồng thời gửi 01 bản kết luận và phân loại sức khoẻ cho P. CTCT & QLSV.
- SV xem kết quả sẽ được giải đáp và tư vấn chuyên khoa sâu (nếu có). Trạm Y tế hội ý chẩn đoán với trưởng đoàn khám về phân loại sức khoẻ và các trường hợp đặc biệt.
- Đề nghị họp Ban chăm sóc sức khỏe ban đầu để báo cáo kết quả KSK và xin ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch HĐSK về Miễn, Giảm hoạt động gắng sức để có kế hoạch sắp xếp cho sinh viên học tập các môn học phù hợp với sức khoẻ.
 9. TYT phối hợp với P QTTB tập hợp bản hợp đồng nguyên tắc, hoá đơn tài chính, biên bản bàn giao, bản tổng hợp kết quả KSK, thực hiện thủ tục thanh lý hợp đồng, đề nghị chuyển khoản, thông qua P. TCKT rà soát ký nháy rồi trình BGH ký, Thủ trưởng đơn vị thực hiện KSK ký.
PHỤ LỤC 4

Quy trình thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho sinh viên
 (Tổ chức thực hiện vào đầu năm 4)
 
STT Quy trình Trách nhiệm
1 Lập kế hoạch, dự trù kinh phí, trình ký
TYT
BGH
2 Thông báo kế hoạch
TYT
P. CTCT & QLSV;
P. TCKT
3
 
Lập danh sách, thu tiền
Cố vấn học tập
 
4

 
Nhận danh sách, đối chiếu danh sách
 
TYT
P. TCKT
5
Thực hiện làm hợp đồng

 
TYT
P. QTTB
P. TCKT
BGH
6

Tổ chức thực hiện KSK
 
TYT
P. CTCT & QLSV
SV
Đơn vị thực hiện khám
7 Nhận kết quả KSK, tổng hợp, phân loại, hoá đơn tài chính.


 
Đơn vị thực hiện khám,
TYT
8 Thông báo, trả bản sao kết quả KSK
 
TYT
SV
9

 


Thực hiện thanh lý hợp đồng
TYT
P. QTTB
P. TCKT
BGH
 


PHỤ LỤC 5
Quy trình công tác Dược tại Trạm Y tế:
1. Hội đồng thuốc và điều trị được thành lập theo quy định
- Hội đồng thuốc họp và triển khai nhiệm vụ xây dựng Kế hoạch mua thuốc 
- Xây dựng danh mục thuốc phù hợp với phân tuyến kỹ thuật 
- Danh mục thuốc thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế ban hành kèm Thông tư 40/2014/TT-BYT, mô hình bệnh tật tại trạm.
- Danh mục thuốc sử dụng phải được rà soát, bổ sung, điều chỉnh hàng năm cho phù hợp với tình hình thực tế điều trị.
2. Dự trù thuốc, hóa chất, vật tư y tế tiêu hao hàng tháng
- TYT dự trù căn cứ vào số lượng sử dụng trung bình hàng tháng của trạm
- Dự trù theo mẫu phụ lục 2 ban hành kèm Thông tư 22/2011/TT-BYT.
3. Mua thuốc 
- Trạm Y tế căn cứ vào danh mục và kế hoạch đã được phê duyệt, chuyển cho Phòng Quản trị thiết bị và Phòng Tài chính – Kế toán tiến hành các thủ tục làm hợp đồng mua đấu thầu thuốc theo quy định.
4. Nhập thuốc
- Tất cả các loại thuốc, hoá chất vật tư y tế tiêu hao phải được kiểm nhập trước khi nhập kho của trạm.
- Thành phần tổ kiểm nhập gồm: Thành viên Trạm y tế, 01 chuyên viên Phòng Tài chính – Kế toán, 01 chuyên viên Phòng Quản trị thiết bị, chuyên môn Dược sĩ. 
- Nội dung kiểm nhập: kiểm tra về chủng loại, số lượng, chất lượng thuốc, hóa chất đối với mọi nguồn thuốc.
- Khi kiểm nhập cần tiến hành đối chiếu giữa danh mục mua với thực tế về các chi tiết của từng mặt hàng như: tên thuốc, tên hóa chất, nồng độ (hàm lượng), đơn vị tính, quy cách đóng gói, số lượng, số lô, đơn giá, hạn dùng, hãng sản xuất, nước sản xuất.
- Thuốc nguyên đai nguy

Các tin khác:

Liên kết nhanh

VIỆN KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

Liên hệ với chúng tôi
1
Bạn cần hỗ trợ?