Tin tức & Sự kiện

Những vấn đề chính sách trong thực hiện tự chủ tài chính bệnh viện công lập

Sáng nay (26/11/224), tại Đại học Kinh tế Quốc dân đã diễn tọa Tọa đàm đối thoại chính sách với chủ đề: “Những vấn đề chính sách trong thực hiện tự chủ tài chính bệnh viện công lập”.
Toàn cảnh tại Tọa đàm
Tham dự Tọa đàm, về phía đại biểu ngoài trường có: TS. Lê Văn Dụng - Phó Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế; PGS.TS.BS Nguyễn Sinh Hiền - Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội; PGS.TS Trần Minh Điển - Giám đốc Bệnh viện Nhi Hà Nội; bà Khúc Kim Ngân - Kế toán trưởng Bệnh viện Tim Hà Nội; TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy - Trưởng phòng Tổ chức Bệnh viện K; bà Nguyễn Thị Hạnh - Trưởng phòng Kế toán Bệnh viện Nhiệt đới; bà Nguyễn Thị Thu Dung - ĐBQH Khoá 14, Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình; PGS.TS Trần Kim Chung - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
Về phía các diễn giả có: ThS. Hoàng Thị Bích Ngọc - Phó Trưởng phòng Tài chính, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế; TS. Nguyễn Khánh Phương - Viện trưởng Viện chính sách và chiến lược y tế, Bộ Y tế; ThS.BS.KS Vũ Thanh Nam - Chuyên gia nghiên cứu Kinh tế Y tế, Viện nghiên cứu khoa học sức khỏe, Hội Quân dân y Việt Nam; cùng các đại biểu đến từ Hội đồng Lý luận Trung ương; Bộ Y tế; Bộ Tài chính; Cơ quan BHXH Việt Nam; Viện chính sách và chiến lược y tế; Viện Nghiên cứu Khoa học sức khỏe; Hội Kinh tế y tế Việt Nam; đại diện của các bệnh viện công lớn đã đang thực hiện tự chủ như Bệnh viện Bạch Mai; Bệnh viện 108; Bệnh viện K; Bệnh viện Nhi TW; các chuyên gia kinh tế, các nhà khoa học và viện nghiên cứu của các trường đại học.
Về phía Đại học Kinh tế Quốc dân có: GS.TS Phạm Hồng Chương - Hiệu trưởng; PGS.TS Nguyễn Thành Hiếu - Phó Hiệu trưởng; GS.TS Tô Trung Thành - Trưởng phòng Quản lý Khoa học; cùng các thành viên Hội đồng Khoa học & Đào tạo; đại diện lãnh đạo các Trường, Phòng ban, Khoa, Viện, Trung tâm; các nhà khoa học, các cán bộ, giảng viên Đại học Kinh tế Quốc dân.
GS.TS Phạm Hồng Chương - Hiệu trưởng phát biểu
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, GS.TS Phạm Hồng Chương - Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân cho hay, “Từ những năm 1990, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra những quy định khởi nguồn cho tự chủ bệnh viện, đó là việc cho phép các bệnh viện công thực hiện thu phí từ người bệnh để tăng thêm kinh phí nhằm cải thiện điều kiện phục vụ cho người bệnh. Quyền tự chủ bệnh viện công chính thức được quy định và triển khai kể từ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ.
Tiếp đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP vào ngày 14/2/2015 với các quy định mới về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có bệnh viện công. Các nghiên cứu đánh giá cho thấy chính sách tự chủ tài chính bệnh viện công đã tạo ra những chuyển đổi quan trọng như tăng nguồn thu của các bệnh viện công, mở rộng các loại hình khám, chữa bệnh, nâng cao công suất sử dụng bệnh viện, cải thiện thu nhập và đời sống của nhân viên y tế và quản lý hiệu quả hơn các nguồn lực và giảm chi phí.
Gần đây, Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành vào ngày 21/6/2021 và có hiệu lực từ ngày 15/8/2021 (thay thế cho NĐ16/2015) với các quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trong nhiều lĩnh vực, trong đó có y tế - dân số. Theo Nghị định này, bệnh viện công gồm có bốn nhóm tự chủ. Cho tới nay, đã có nhiều thảo luận về những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện tự chủ tài chính bệnh viện công theo Nghị định 60/2021, nhưng chưa có một đánh giá cập nhật về tình hình thực hiện tự chủ tài chính bệnh viện công bởi những khó khăn trong thu thập dữ liệu, phương pháp đánh giá... cũng như những khác biệt lớn trong hoạt động của các bệnh viện, thậm chí trong nội bộ các khoa trong cùng một bệnh viện. Vì thế, để có căn cứ điều chỉnh chính sách phù hợp với thực tiễn hoạt động của các bệnh viện công trong cơ chế tự chủ tài chính hiện nay và các quy định chính sách khác như Luật khám, chữa bệnh 2023, Luật đầu tư công 2019... thì việc đánh giá tình hình thực hiện tự chủ tài chính bệnh viện công là hết sức cần thiết.” - GS.TS Phạm Hồng Chương nhấn mạnh.
Giáo sư Hiệu trưởng hi vọng, Tọa đàm này sẽ là một diễn đàn mở về các vấn đề cùng những thuận lợi, những khó khăn và các điểm nghẽn ở các góc độ khác nhau cho những khía cạnh quan trọng trong xây dựng, thực hiện chính sách cũng như quản trị bệnh viện, đồng thời khẳng định, kết quả của Tọa đàm sẽ phục vụ cho việc xây dựng Báo cáo Kinh tế Vĩ mô quý IV năm 2024 và cung cấp thêm thông tin cho công tác nghiên cứu tham mưu, đề xuất chính sách để Đảng, Quốc hội, Chính phủ có những chỉ đạo và quyết sách kịp thời.
ThS. Hoàng Thị Bích Ngọc - Phó Trưởng phòng Tài chính, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế trình bày tham luận tại Tọa đàm
TS. Nguyễn Khánh Phương - Viện trưởng Viện chính sách và chiến lược y tế, Bộ Y tế trình bày tham luận tại Tọa đàm
ThS.BS.KVũ Thanh Nam - Chuyên gia nghiên cứu Kinh tế Y tế, Viện nghiên cứu khoa học sức khỏe, Hội Quân dân y Việt Nam trình bày tham luận tại Tọa đàm
Theo đó, Tọa đàm có sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước (như Bộ Y tế, Bộ Tài chính), các viện nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế và y tế (như Viện Chính sách và chiến lược y tế của Bộ Y tế; Viện nghiên cứu khoa học sức khỏe của Hội Quân dân y Việt Nam) và đặc biệt là các bệnh viện công thực hiện tự chủ tài chính.




Các đại biểu trao đổi và đóng góp ý kiến tại Tọa đàm
Một số hình ảnh tại Tọa đàm:




Các tin khác:

Liên kết nhanh

VIỆN KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

Liên hệ với chúng tôi
1
Bạn cần hỗ trợ?