Tin tức & Sự kiện

Hội thảo khoa học quốc gia: “Chính sách vượt qua tác động của Covid-19 để phục hồi và phát triển kinh tế”

Đứng trước vấn đề đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, tác động mạnh mẽ và sâu rộng đến toàn bộ các ngành, các khu vực và các đối tượng khác nhau của nền kinh tế. Sáng nay (15/10/2020), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Chính sách vượt qua tác động của Covid-19 để phục hồi và phát triển kinh tế”.

 
Quang cảnh Hội thảo
Tham dự Hội thảo, về phía đại diện các cơ quan ban ngành có PGS.TS Nguyễn Văn Thạo – Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương; PGS.TS Phạm Văn Linh - Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; TS Nguyễn Minh Sơn – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; TS Bùi Xuân Dự - Vụ trưởng Vụ Thư ký biên tập, Văn phòng Chính phủ; ông Akiza Shimiru – Trưởng Đại diện JICA tại Việt Nam; TS Nguyễn Minh Cường – Kinh tế trưởng, Ngân hàng Phát triển châu Á; TS Lê Đăng Doanh – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương; TS Võ Trí Thành – nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương; cùng đại diện lãnh đạo các Vụ của Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Về phía Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có GS.TS Trần Thọ Đạt – Chủ tịch Hội đồng trường; PGS.TS Phạm Hồng Chương – Hiệu trưởng nhà trường; PGS.TS Bùi Đức Thọ - Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng; GS.TS Trần Thị Vân Hoa – Phó Hiệu trưởng; PGS.TS Hoàng Văn Cường – Phó Hiệu trưởng; cùng các đồng chí trong Đảng ủy, Hội đồng trường, các thành viên Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Hội đồng Giáo sư, các nhà khoa học, các giảng viên và sinh viên trong toàn trường.
Dịch Covid-19 hiện nay đang đặt ra những thách thức chưa từng có tiền lệ và những khó khăn vô cùng to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế. Chính phủ đã có những bước đi kiên quyết và đúng đắn, kiềm chế sự lây lan bùng phát của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 còn đang diễn biến hết sức phức tạp, đã và đang tác động mạnh mẽ và sâu rộng đến toàn bộ các ngành, các khu vực và các đối tượng khác nhau của nền kinh tế. Hội thảo khoa học quốc gia: “Chính sách vượt qua tác động của Covid-19 để phục hồi và phát triển kinh tế” với mục tiêu đánh giá tác động của Covid-19 đến nền kinh tế cùng các chính sách thuộc gói hỗ trợ lần 1, từ đó đưa ra các khuyến nghị cho gói hỗ trợ lần 2 nhằm hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khó khăn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp và người dân, đồng thời chuẩn bị những điều kiện cơ bản để phục hồi sau đại dịch.
PGS.TS Phạm Hồng Chương – Hiệu trưởng nhà trường phát biểu tại Hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Phạm Hồng Chương nhấn mạnh: "Mặc dù Chính phủ đã có những giải pháp chính sách rất kịp thời trong gói hỗ trợ lần 1 nhằm hỗ trợ và giải cứu một số khu vực kinh tế và đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất; nhưng diễn biến phức tạp trở lại của đại dịch tại nhiều địa phương trên cả nước đang và sẽ tác động toàn diện và nặng nề hơn đến nền kinh tế, đòi hỏi Chính phủ phải có những giải pháp quyết liệt hơn để tăng cường sức đề kháng (khả năng chịu đựng) của nền kinh tế, chuẩn bị đủ năng lực ứng phó khi dịch bệnh kéo dài; từ đó tăng cường tiềm lực để phục hồi kinh tế nhanh chóng ngay khi dịch bệnh được khống chế, không để nền kinh tế rơi vào suy thoái". PGS. Phạm Hồng Chương hi vọng thông qua hội thảo, những kiến nghị sẽ được chắt lọc để gửi đến Quốc hội và Chính phủ về quan điểm, định hướng chính sách và giải pháp để thực thi hiệu quả tiếp tục gói hỗ trợ lần 1 và các khuyến nghị cho gói hỗ trợ lần thứ 2 nhằm mục tiêu vượt qua khó khăn, duy trì phát triển kinh tế và chuẩn bị phục hồi sau đại dịch.
TS Nguyễn Minh Sơn - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội phát biểu chào mừng tại Hội thảo
Ông Akiza Shimiru – Trưởng Đại diện JICA tại Việt Nam phát biểu chào mừng tại Hội thảo
PGS.TS Bùi Đức Thọ - Bí thư Đảng uỷ, Phó Hiệu trưởng nhà trường trình bày tham luận "Đánh giá tác động của Covid-19 và hiệu quả của các chính sách ứng phó với Covid-19 đối với các doanh nghiệp và các khuyến nghị chính sách cho giai đoạn tiếp theo"
Tại Hội thảo, thay mặt nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), PGS.TS Bùi Đức Thọ đã công bố kết quả khảo sát Đánh giá tác động của Covid-19 và hiệu quả của các chính sách ứng phó với Covid-19 đối với các doanh nghiệp. Khảo sát được thực hiện trong thời gian từ giữa tháng 9 đến đầu tháng 10, trên 450 doanh nghiệp thuộc 6 ngành nghề khác nhau về tác động của dịch bệnh tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo kết quả khảo sát, PGS. Bùi Đức Thọ cho biết, khoảng 80% doanh nghiệp được điều tra không nhận được gói hỗ trợ của Chính phủ. Không tương xứng với tỷ trọng 40% doanh nghiệp phải cắt giảm quy mô, tạm dừng sản xuất kinh doanh, cắt giảm lao động. Lý do chủ yếu dẫn đến việc các doanh nghiệp không nhận được hỗ trợ là không đáp ứng được điều kiện hỗ trợ, không có thông tin về chính sách, quy trình, thủ tục phức tạp, thông tin không minh bạch... Cũng theo PGS. Bùi Đức Thọ, các doanh nghiệp kỳ vọng lớn về việc tiếp tục hỗ trợ của Chính phủ, đặc biệt là cái gói về: tạm dừng đóng BHXH, giảm tiền thuê đất, hỗ trợ chi phí…
TS Võ Trí Thành – nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương trình bày tham luận "Định hướng mô hình và chính sách phát triển kinh tế vượt qua tác động của Covid-19 để phục hồi và phát triển"
Tại Hội thảo, chuyên gia kinh tế TS. Võ Trí Thành cho rằng, cần xem xét gói kích thích, hỗ trợ kinh tế lần 2 với quy mô đủ lớn, kéo dài sang cả năm 2021 nhưng phải gắn với tái cấu trúc nền kinh tế và các xu thế phát triển mới trên thế giới. Hơn nữa, Việt Nam cần tận dụng lợi thế của các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) và chiến lược đầu tư nước ngoài trước làn sóng dịch chuyển của nhiều doanh nghiệp.
TS Nguyễn Minh Cường - Kinh tế trưởng, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) trình bày tham luận "Tác động của Covid-19 đến sự dịch chuyển của các dòng vốn tại châu Á và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam"
Đoàn chủ toạ điều hành phiên thảo luận tại Hội thảo





Các đại biểu trao đổi và đóng góp ý kiến tại Hội thảo
ThS Bùi Đức Dũng - Trưởng phòng Tổng hợp điều hành chương trình tại Hội thảo
Tại Hội thảo, các nhà khoa học khuyến nghị việc hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19 cần tập trung hơn vào các giải pháp cụ thể như: nới lỏng các điều kiện tín dụng, miễn và giảm lãi vay, miễn giảm thuế, phí, giảm bảo hiểm xã hội hay giảm các chi phí hạ tầng. Cần phân loại, đánh giá, lựa chọn các doanh nghiệp để hỗ trợ. Chú trọng các doanh nghiệp có hệ thống quản trị tốt để vượt lên sau dịch. Các gói hỗ trợ cần rõ ràng và minh bạch về đối tượng được hưởng chính sách, giảm bớt thủ tục phiền hà để doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn.
Bài và ảnh: Phòng Truyền thông
Các cơ quan thông tấn báo chí đưa tin về Hội thảo:
Đài Truyền hình Việt Nam
Truyền hình Nhân dân
CafeF: Tỷ lệ doanh nghiệp lớn nhận được hỗ trợ Covid-19 cao hơn doanh nghiệp nhỏ
TS. Cấn Văn Lực: Gói hỗ trợ lần hai cần có quy mô khoảng 150.000 tỷ đồng
TS. Võ Trí Thành: Gói hỗ trợ lần hai không được "tất tay". Mình nghèo, mình phải giữ, phải còn tiền!
Chuyên gia Kinh tế trưởng ADB: Phục hồi kinh tế Việt Nam vào năm 2021 sẽ theo hình chữ V và có khả năng sẽ rất mạnh
SaigonTimes: Gói hỗ trợ Covid-19 lần 2 phải 'trúng đích' hơn gói 1
Những thách thức chờ đợi kinh tế Việt Nam
Vnexpress: Làm gì để gói cứu trợ lần hai hiệu quả?
Nhân dân: Chính sách vượt qua tác động của dịch Covid-19, nhằm phục hồi và phát triển kinh tế
Lao động: 80% doanh nghiệp không tiếp cận được các gói hỗ trợ COVID lần 1
Thời báo Ngân hàng: Gói hỗ trợ lần 2: Đừng "tất tay" một lần vì phía trước còn nhiều bất định
Tạp chí Tài chính: Tìm hướng phục hồi, phát triển kinh tế sau dịch Covid-19
Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp: Gần 70% doanh nghiệp tiếp cận được gói “gia hạn nộp thuế”
Hải quan: Hậu Covid-19, cần quan tâm đến tái cấu trúc thương mại quốc tế để tránh lệ thuộc
Báo điện tử Đảng cộng sản: Cần tiếp tục tháo gỡ khó khăn, duy trì phát triển kinh tế và chuẩn bị cho phục hồi sau đại dịch
Diễn đàn doanh nghiệp: Cần hướng tới hỗ trợ doanh nghiệp có khả năng phát triển trong tương lai
Vietnam Finance: Gói hỗ trợ Covid-19 lần 1: 80% doanh nghiệp không tiếp cận được
Thời báo Kinh doanh: Gói hỗ trợ lần 2: Trọng tâm là chính sách để doanh nghiệp phục hồi và phát triển
Dịch Covid-19 khiến tiền rẻ xuất hiện ‘trái mùa’
Pháp luật Việt Nam: Doanh nghiệp khó khăn do Covid-19: Đề xuất nào cho gói hỗ trợ tiếp theo?
Vietnamnews: Better policies needed to overcome impacts of pandemic
Báo điện tử VOV: Chính sách vượt qua tác động của Covid-19 để phục hồi và phát triển kinh tế
Vượt qua tác động của Covid-19 để phục hồi và phát triển kinh tế
Báo điện tử Chính phủ: Hỗ trợ DN trong dịch COVID-19: Kịp thời, đúng chỗ, lan tỏa rộng
Báo Đại biểu Nhân dân: Hình thức hỗ trợ phải phù hợp 
Tạp chí thuế:  Tỷ lệ DN tiếp cận được gói hỗ trợ về thuế là cao nhất
Người lao động: Nới tiêu chí gói hỗ trợ doanh nghiệp lần 2
Đời sống và Pháp lý: Kì vọng của doanh nghiệp Việt ở gói hỗ trợ chính sách lần 2
Báo Tin tức: Kỳ vọng gói hỗ trợ lần hai cần cắt giảm thủ tục và quy trình tiếp cận
Vietnambiz: Doanh nghiệp Việt Nam kì vọng gì ở gói hỗ trợ chính sách lần 2?
Tạp chí Nhà đầu tư: Gói hỗ trợ lần 2 của Chính phủ: Doanh nghiệp cần gì?
PetroTimes: Chính sách vượt qua tác động của Covid-19 để phục hồi và phát triển kinh tế 
Tạp chí Kinh tế Chứng khoán Việt Nam: Ngành du lịch và dệt may nhận được hỗ trợ nhiều nhất trong dịch COVID-19
Dân Việt: "Tính minh bạch của một số gói hỗ trợ rất đáng quan ngại"
Các tin khác:

Liên kết nhanh

VIỆN KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

Liên hệ với chúng tôi
1
Bạn cần hỗ trợ?