Nghiên cứu sinh Vũ Lê Lam bảo vệ luận án Tiến sĩ
Vào 15h ngày 20/08/2024 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Vũ Lê Lam, chuyên ngành Kế toán, kiểm toán và phân tích, với đề tài "Nghiên cứu ảnh hưởng của vốn trí tuệ tới hiệu quả tài chính và chất lượng lợi nhuận tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" do PGS.TS Phạm Đức Cường hướng dẫn.
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
1. Vốn trí tuệ một chủ đề nghiên cứu đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Những nghiên cứu trước đây về vốn trí tuệ đặt trong mối quan hệ với các vấn đề của doanh nghiệp cũng tương đối phổ biến đặc biệt là tác động của vốn trí tuệ tới hiệu quả tài chính. Luận án đã kế thừa và mở rộng các nghiên cứu trước đó và thực hiện kiểm định tác động của vốn trí tuệ tới hiệu quả tài chính theo hai phương diện: theo thông tin kế toán và theo thông tin thị trường. Bên cạnh đó, luận án cũng phát triển nghiên cứu tác động của vốn trí tuệ tới chất lượng lợi nhuận tại các công ty phi tài chính niêm yết tại Việt Nam từ đó làm phong phú hơn hiểu biết về mối quan hệ này.
2. Luận án dựa vào lý thuyết dựa trên nguồn lực và lý thuyết dựa trên kiến thức, xác định vốn trí tuệ là một nguồn lực đặc biệt của doanh nghiệp, có thể tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác. Từ đó, vốn trí tuệ được đề xuất có tác động tới hiệu quả tài chính, chất lượng lợi nhuận tại doanh nghiệp.
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án
1. Dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã ghi nhận tác động cùng chiều của vốn trí tuệ tới hiệu quả tài chính và chất lượng lợi nhuận của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam.
2. Từ kết quả ghi nhận được, luận án đã đề xuất các khuyến nghị nhằm tăng cường hiệu quả tài chính và chất lượng lợi nhuận thông qua các biện pháp về vốn trí tuệ như sau:
- Đối với các nhà hoạch định chính sách: cần nghiên cứu và bổ sung các quy định cũng như văn bản pháp luật, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, các hướng dẫn về việc nhận diện, đo lường và báo cáo về vốn trí tuệ nhằm cấp đầy đủ hơn cho người sử dụng thông tin về vốn trí tuệ. Một trong các báo cáo tham khảo là khung báo cáo tích hợp quốc tế 2021 (IIRC 2021)
- Đối với các doanh nghiệp: cần chủ động tăng cường vốn trí tuệ thông qua các biện pháp cụ thể liên quan tới vốn trí tuệ như: nguồn nhân lực, các quy trình nội bộ, các mối quan hệ khách hàng và sử dụng hiệu quả tài sản vật chất… nhằm nâng cao hiệu quả tài chính và chất lượng lợi nhuận tại doanh nghiệp
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
1. Vốn trí tuệ một chủ đề nghiên cứu đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Những nghiên cứu trước đây về vốn trí tuệ đặt trong mối quan hệ với các vấn đề của doanh nghiệp cũng tương đối phổ biến đặc biệt là tác động của vốn trí tuệ tới hiệu quả tài chính. Luận án đã kế thừa và mở rộng các nghiên cứu trước đó và thực hiện kiểm định tác động của vốn trí tuệ tới hiệu quả tài chính theo hai phương diện: theo thông tin kế toán và theo thông tin thị trường. Bên cạnh đó, luận án cũng phát triển nghiên cứu tác động của vốn trí tuệ tới chất lượng lợi nhuận tại các công ty phi tài chính niêm yết tại Việt Nam từ đó làm phong phú hơn hiểu biết về mối quan hệ này.
2. Luận án dựa vào lý thuyết dựa trên nguồn lực và lý thuyết dựa trên kiến thức, xác định vốn trí tuệ là một nguồn lực đặc biệt của doanh nghiệp, có thể tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác. Từ đó, vốn trí tuệ được đề xuất có tác động tới hiệu quả tài chính, chất lượng lợi nhuận tại doanh nghiệp.
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án
1. Dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã ghi nhận tác động cùng chiều của vốn trí tuệ tới hiệu quả tài chính và chất lượng lợi nhuận của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam.
2. Từ kết quả ghi nhận được, luận án đã đề xuất các khuyến nghị nhằm tăng cường hiệu quả tài chính và chất lượng lợi nhuận thông qua các biện pháp về vốn trí tuệ như sau:
- Đối với các nhà hoạch định chính sách: cần nghiên cứu và bổ sung các quy định cũng như văn bản pháp luật, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, các hướng dẫn về việc nhận diện, đo lường và báo cáo về vốn trí tuệ nhằm cấp đầy đủ hơn cho người sử dụng thông tin về vốn trí tuệ. Một trong các báo cáo tham khảo là khung báo cáo tích hợp quốc tế 2021 (IIRC 2021)
- Đối với các doanh nghiệp: cần chủ động tăng cường vốn trí tuệ thông qua các biện pháp cụ thể liên quan tới vốn trí tuệ như: nguồn nhân lực, các quy trình nội bộ, các mối quan hệ khách hàng và sử dụng hiệu quả tài sản vật chất… nhằm nâng cao hiệu quả tài chính và chất lượng lợi nhuận tại doanh nghiệp