Nghiên cứu sinh Nguyễn Thu Hiền bảo vệ luận án tiến sĩ
Vào ngày 27/06/2024 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thu Hiền, chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán và phân tích với đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đề tài luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
Chuyên ngành: Kế toán, kiểm toán và phân tích Mã số: 9340301
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thu Hiền
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đinh Thế Hùng, TS. Trần Thế Nữ
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
Thứ nhất, luận án tập trung nghiên cứu về sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán (HTTTKT) và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của HTTTKT trong doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Nghiên cứu của tác giả kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây trong vấn đề đo lường sự phù hợp của HTTTKT và khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của HTTTKT.
Thứ hai, luận án dựa trên các lý thuyết nền tảng, các nghiên cứu trước đây và thực hiện nghiên cứu định tính với các chuyên gia. Luận án đã kế thừa và phát triển các thang đo đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của HTTTKT trong với bối cảnh nghiên cứu tại các DNNVV Việt Nam. Đồng thời, thông qua nghiên cứu thực nghiệm, luận án đã khám phá một nhân tố mới chưa được đề cập trong các nghiên cứu trước đây ảnh hưởng đến sự phù hợp của HTTTKT là nhân tố Văn hóa doanh nghiệp. Việc phát hiện nhân tố này đã bổ sung và làm phong phú hơn các kết quả nghiên cứu trước đây về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của HTTTKT.
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án
Dựa trên kết quả nghiên cứu từ dữ liệu sơ cấp và thứ cấp từ các DNNVV tại Việt Nam, luận án đã đạt được những kết quả:
Thứ nhất, phản ánh được thực trạng về sự phù hợp của HTTTKT trong các DNNVV tại Việt Nam. Một số doanh nghiệp đạt được sự phù hợp trong HTTTKT ở mức cao nhưng cũng có một số doanh nghiệp chỉ đạt được sự phù hợp trong HTTTKT ở mức thấp.
Thứ hai, Luận án đã khẳng định sự ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phù hợp của HTTTKT trong DNNVV Việt Nam bao gồm: Sự am hiểu của chủ sở hữu và nhà quản lý về kế toán và công nghệ thông tin (CNTT); Sự tinh vi của CNTT; Sự tham gia của nhân viên nội bộ; Cam kết của chủ sở hữu và nhà quản lý; Sự tham gia của chuyên gia bên ngoài; Văn hóa doanh nghiệp và Quy mô doanh nghiệp. Đồng thời kết quả nghiên cứu của luận án cũng cho thấy nhân tố Sự am hiểu của chủ sở hữu và nhà quản lý về kế toán và CNTT là nhân tố quan trọng nhất để phân nhóm một doanh nghiệp vào nhóm đạt được sự phù hợp của HTTTKT ở mức cao hơn hay mức thấp hơn.
Thứ ba, dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra một số khuyến nghị cho các DNNVV Việt Nam. Theo đó, các DNNVV Việt Nam cần tăng cường nâng cao sự am hiểu của chủ sở hữu và nhà quản lý trong lĩnh vực kế toán và CNTT; các ứng dụng CNTT nên được áp dụng trong nhiều hoạt động của doanh nghiệp; tăng cường nâng cao năng lực và sự tham gia của nhân viên nội bộ; tăng cường các hoạt động kết nối và tư vấn từ các chuyên gia bên ngoài DN trong quá trình triển khai HTTTKT; bên cạnh đó chủ sở hữu và nhà quản lý cần tạo dựng và duy trì các cam kết đổi mới, sáng tạo trong DN, xây dựng và bồi đắp các giá trị văn hóa doanh nghiệp để cải thiện mức độ phù hợp của HTTTKT.
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đề tài luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
Chuyên ngành: Kế toán, kiểm toán và phân tích Mã số: 9340301
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thu Hiền
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đinh Thế Hùng, TS. Trần Thế Nữ
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
Thứ nhất, luận án tập trung nghiên cứu về sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán (HTTTKT) và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của HTTTKT trong doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Nghiên cứu của tác giả kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây trong vấn đề đo lường sự phù hợp của HTTTKT và khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của HTTTKT.
Thứ hai, luận án dựa trên các lý thuyết nền tảng, các nghiên cứu trước đây và thực hiện nghiên cứu định tính với các chuyên gia. Luận án đã kế thừa và phát triển các thang đo đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của HTTTKT trong với bối cảnh nghiên cứu tại các DNNVV Việt Nam. Đồng thời, thông qua nghiên cứu thực nghiệm, luận án đã khám phá một nhân tố mới chưa được đề cập trong các nghiên cứu trước đây ảnh hưởng đến sự phù hợp của HTTTKT là nhân tố Văn hóa doanh nghiệp. Việc phát hiện nhân tố này đã bổ sung và làm phong phú hơn các kết quả nghiên cứu trước đây về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của HTTTKT.
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án
Dựa trên kết quả nghiên cứu từ dữ liệu sơ cấp và thứ cấp từ các DNNVV tại Việt Nam, luận án đã đạt được những kết quả:
Thứ nhất, phản ánh được thực trạng về sự phù hợp của HTTTKT trong các DNNVV tại Việt Nam. Một số doanh nghiệp đạt được sự phù hợp trong HTTTKT ở mức cao nhưng cũng có một số doanh nghiệp chỉ đạt được sự phù hợp trong HTTTKT ở mức thấp.
Thứ hai, Luận án đã khẳng định sự ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phù hợp của HTTTKT trong DNNVV Việt Nam bao gồm: Sự am hiểu của chủ sở hữu và nhà quản lý về kế toán và công nghệ thông tin (CNTT); Sự tinh vi của CNTT; Sự tham gia của nhân viên nội bộ; Cam kết của chủ sở hữu và nhà quản lý; Sự tham gia của chuyên gia bên ngoài; Văn hóa doanh nghiệp và Quy mô doanh nghiệp. Đồng thời kết quả nghiên cứu của luận án cũng cho thấy nhân tố Sự am hiểu của chủ sở hữu và nhà quản lý về kế toán và CNTT là nhân tố quan trọng nhất để phân nhóm một doanh nghiệp vào nhóm đạt được sự phù hợp của HTTTKT ở mức cao hơn hay mức thấp hơn.
Thứ ba, dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra một số khuyến nghị cho các DNNVV Việt Nam. Theo đó, các DNNVV Việt Nam cần tăng cường nâng cao sự am hiểu của chủ sở hữu và nhà quản lý trong lĩnh vực kế toán và CNTT; các ứng dụng CNTT nên được áp dụng trong nhiều hoạt động của doanh nghiệp; tăng cường nâng cao năng lực và sự tham gia của nhân viên nội bộ; tăng cường các hoạt động kết nối và tư vấn từ các chuyên gia bên ngoài DN trong quá trình triển khai HTTTKT; bên cạnh đó chủ sở hữu và nhà quản lý cần tạo dựng và duy trì các cam kết đổi mới, sáng tạo trong DN, xây dựng và bồi đắp các giá trị văn hóa doanh nghiệp để cải thiện mức độ phù hợp của HTTTKT.