NGHIÊN CỨU SINH ĐỖ THỊ LAN ANH BẢO VỆ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Vào 18h00 ngày 21/11/2023 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Đỗ Thị lan Anh, chuyên ngành Kế toán, kiểm toán và phân tích, với đề tài "Nghiên cứu kế toán quản trị chi phí môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam" do PGS.TS. Nguyễn Minh Phương, PGS.TS. Lê Kim Ngọc hướng dẫn.
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
Thứ nhất, Luận án góp phần bổ sung cơ sở lý thuyết về kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất. Từ các lý thuyết nền tảng (lý thuyết thể chế, lý thuyết dự phòng và lý thuyết các bên liên quan), tác giả chỉ ra bảy nhân tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng kế toán quản trị chi phí môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam; đó là áp lực cưỡng ép, áp lực quy chuẩn, áp lực bắt chước, môi trường kinh doanh, áp lực bên liên quan, chiến lược môi trường, và công nghệ sản xuất tiên tiến.
Thứ hai, Nghiên cứu góp phần đánh giá mối quan hệ giữa mức độ áp dụng kế toán quản chi phí môi trường với hiệu quả tài chính của doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam qua mô hình cấu trúc SEM.
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án
Thứ nhất, Kết quả định lượng cho thấy công nghệ sản xuất tiên tiến là nhân tố quan trọng trong áp dụng kế toán quản trị chi phí môi trường tại doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam; cả bảy nhân tố cùng có ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ áp dụng kế toán quản trị chi phí môi trường trong doanh nghiệp. Nghiên cứu cũng chỉ ra có mối quan hệ tích cực giữa áp dụng kế toán quản trị chi phí môi trường với hiệu quả tài chính trong doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam. Gia tăng mức độ áp dụng kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất cũng chính là đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Thứ hai, Trên kết quả nghiên cứu, các khuyến nghị và đề xuất các giải pháp tăng cường áp dụng kế toán quản trị chi phí môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam nói riêng và trong các doanh nghiệp nói chung được đưa ra. Các khuyến nghị liên quan đến nhận diện, theo dõi thông tin chi phí môi trường, phương pháp xác định chi phí môi trường, lập dự toán chi phí môi trường, lập báo cáo kế toán quản trị chi phí môi trường, xây dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường,… và các khuyến nghị liên quan đến nhân tố ảnh hưởng gồm các khuyến nghị từ lý thuyết thể chế, lý thuyết dự phòng và lý thuyết các bên liên quan.
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
Thứ nhất, Luận án góp phần bổ sung cơ sở lý thuyết về kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất. Từ các lý thuyết nền tảng (lý thuyết thể chế, lý thuyết dự phòng và lý thuyết các bên liên quan), tác giả chỉ ra bảy nhân tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng kế toán quản trị chi phí môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam; đó là áp lực cưỡng ép, áp lực quy chuẩn, áp lực bắt chước, môi trường kinh doanh, áp lực bên liên quan, chiến lược môi trường, và công nghệ sản xuất tiên tiến.
Thứ hai, Nghiên cứu góp phần đánh giá mối quan hệ giữa mức độ áp dụng kế toán quản chi phí môi trường với hiệu quả tài chính của doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam qua mô hình cấu trúc SEM.
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án
Thứ nhất, Kết quả định lượng cho thấy công nghệ sản xuất tiên tiến là nhân tố quan trọng trong áp dụng kế toán quản trị chi phí môi trường tại doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam; cả bảy nhân tố cùng có ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ áp dụng kế toán quản trị chi phí môi trường trong doanh nghiệp. Nghiên cứu cũng chỉ ra có mối quan hệ tích cực giữa áp dụng kế toán quản trị chi phí môi trường với hiệu quả tài chính trong doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam. Gia tăng mức độ áp dụng kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất cũng chính là đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Thứ hai, Trên kết quả nghiên cứu, các khuyến nghị và đề xuất các giải pháp tăng cường áp dụng kế toán quản trị chi phí môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam nói riêng và trong các doanh nghiệp nói chung được đưa ra. Các khuyến nghị liên quan đến nhận diện, theo dõi thông tin chi phí môi trường, phương pháp xác định chi phí môi trường, lập dự toán chi phí môi trường, lập báo cáo kế toán quản trị chi phí môi trường, xây dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường,… và các khuyến nghị liên quan đến nhân tố ảnh hưởng gồm các khuyến nghị từ lý thuyết thể chế, lý thuyết dự phòng và lý thuyết các bên liên quan.