Nghiên cứu sinh Cồ Thị Thanh Hương bảo vệ luận án Tiến sĩ
Vào 15h ngày 20/1/2021 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Cồ Thị Thanh Hương, chuyên ngành Kế toán, kiểm toán và phân tích, với đề tài "Nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính với an ninh tài chính trong các công ty bất động sản niêm yết Việt Nam" do PGS.TS Phạm Thị Bích Chi hướng dẫn.
Những đóng mới về mặt học thuật, lý luận
(1) Luận án làm phong phú thêm kho tàng kiến thức liên quan đến cấu trúc tài chính trong các doanh nghiệp. Luận án khẳng định cấu trúc tài chính bao gồm hai thành phần cốt lõi: thứ nhất là cấu trúc nguồn vốn và cấu trúc tài sản, thứ hai là mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn.
(2) Luận án tiếp cận an ninh tài chính của doanh nghiệp dưới góc độ an toàn tài chính và ổn định tài chính. An toàn tài chính phản ánh tình trạng doanh nghiệp có đủ nguồn lực cần thiết để bảo đảm đáp ứng đủ mọi nhu cầu thanh toán và thực hiện các nghĩa vụ khác trước mắt cũng như lâu dài. Ổn định tài chính thể hiện tình trạng doanh nghiệp có đủ nguồn lực tài chính để chấp nhận mọi thách thức và đứng vững trước mọi mối de dọa từ cả môi trường vi mô và vĩ mô.
(3) Trong bối cảnh kinh doanh bất động sản tại Việt Nam hiện nay, luận án đã đưa ra được các bằng chứng thực nghiệm cho thấy sự tác động của cấu trúc tài chính đến an ninh tài chính.
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án
(1) Nhóm nhân tố tác động ngược chiều, đáng kể đến an ninh tài chính cả về an toàn tài chính và ổn định tài chính: Nhóm này gồm có “Tỷ lệ các khoản phải thu” và “Tỷ lệ tiền và tương đương tiền”.
(2) Nhóm nhân tố tác động cùng chiều đến an toàn tài chính nhưng ngược chiều đến ổn định tài chính: Nhóm này gồm có “Tỷ lệ nợ dài hạn”, “Tỷ lệ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn”, “Tỷ lệ tài sản cố định” và “Tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh”.
(3) Nhóm nhân tố tác động cùng chiều đến an toàn tài chính nhưng không ảnh hưởng đến ổn định tài chính. Nhóm này gồm có “Tỷ lệ nợ ngắn hạn” và “Tỷ lệ nợ”.
(4) Nhóm nhân tố không ảnh hưởng đến an toàn tài chính nhưng tác động cùng chiều đến ổn định tài chính. Nhóm này chỉ có một nhân tố là “Tỷ lệ hàng tồn kho”.
Những đóng mới về mặt học thuật, lý luận
(1) Luận án làm phong phú thêm kho tàng kiến thức liên quan đến cấu trúc tài chính trong các doanh nghiệp. Luận án khẳng định cấu trúc tài chính bao gồm hai thành phần cốt lõi: thứ nhất là cấu trúc nguồn vốn và cấu trúc tài sản, thứ hai là mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn.
(2) Luận án tiếp cận an ninh tài chính của doanh nghiệp dưới góc độ an toàn tài chính và ổn định tài chính. An toàn tài chính phản ánh tình trạng doanh nghiệp có đủ nguồn lực cần thiết để bảo đảm đáp ứng đủ mọi nhu cầu thanh toán và thực hiện các nghĩa vụ khác trước mắt cũng như lâu dài. Ổn định tài chính thể hiện tình trạng doanh nghiệp có đủ nguồn lực tài chính để chấp nhận mọi thách thức và đứng vững trước mọi mối de dọa từ cả môi trường vi mô và vĩ mô.
(3) Trong bối cảnh kinh doanh bất động sản tại Việt Nam hiện nay, luận án đã đưa ra được các bằng chứng thực nghiệm cho thấy sự tác động của cấu trúc tài chính đến an ninh tài chính.
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án
(1) Nhóm nhân tố tác động ngược chiều, đáng kể đến an ninh tài chính cả về an toàn tài chính và ổn định tài chính: Nhóm này gồm có “Tỷ lệ các khoản phải thu” và “Tỷ lệ tiền và tương đương tiền”.
(2) Nhóm nhân tố tác động cùng chiều đến an toàn tài chính nhưng ngược chiều đến ổn định tài chính: Nhóm này gồm có “Tỷ lệ nợ dài hạn”, “Tỷ lệ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn”, “Tỷ lệ tài sản cố định” và “Tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh”.
(3) Nhóm nhân tố tác động cùng chiều đến an toàn tài chính nhưng không ảnh hưởng đến ổn định tài chính. Nhóm này gồm có “Tỷ lệ nợ ngắn hạn” và “Tỷ lệ nợ”.
(4) Nhóm nhân tố không ảnh hưởng đến an toàn tài chính nhưng tác động cùng chiều đến ổn định tài chính. Nhóm này chỉ có một nhân tố là “Tỷ lệ hàng tồn kho”.