NCS. NGUYỄN ĐĂNG HỌC BẢO VỆ THÀNH CÔNG LUẬN ÁN TIẾN SỸ
Ngày 29/12/2022, tại trường Đại học Kinh tế quốc dân, NCS Nguyễn Đăng Học đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán và phân tích với đề tài “Kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam" dưới sự hướng dẫn của GS.TS Đặng Thị Loan.
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
- Thứ nhất, nghiên cứu đã hệ thống hóa khung lý thuyết về kế toán quản trị chi phí môi trường (ECMA) như nhận diện và phân loại chi phí môi trường; xác định chi phí môi trường; xây dựng định mức và lập dự toán chi phí môi trường và lập báo cáo chi phí môi trường.
- Thứ hai, để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA, nghiên cứu đã vận dụng 04 lý thuyết là lý thuyết thể chế, lý thuyết bất định, lý thuyết các bên liên quan và lý thuyết hợp pháp. Từ đó, nghiên cứu đã xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.
- Thứ ba, nghiên cứu đã hệ thống và củng cố thêm mối quan hệ tích cực giữa ECMA với hiệu quả tài chính lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu
- Thứ nhất, nghiên cứu khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi cần hoàn thiện và áp dụng đầy đủ các nội dung ECMA trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp.
- Thứ hai, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi cần nhận diện chi phí của đầu ra phi sản phẩm là chi phí môi trường.
- Thứ ba, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi cần theo dõi chi phí môi trường trên các tài khoản chi tiết dựa vào phạm vi phát sinh chi phí và nội dung chi phí. Để xác định chi phí môi trường, các doanh nghiệp nên sử dụng kết hợp phương pháp chi phí theo hoạt động và chi phí theo dòng vật liệu.
- Thứ tư, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi cần xây dựng định mức chi phí môi trường cho chi phí xử lý chất thải và chi phí của chất thải; lập dự toán chi phí môi trường và lập các báo cáo chi phí môi trường.
- Thứ 5, nghiên cứu đã chứng minh rằng, các yếu tố gồm áp lực cưỡng chế, áp lực quy phạm, áp lực cộng đồng dân cư, chiến lược môi trường tích cực và cam kết của người đứng đầu doanh nghiệp có tác động cùng chiều đến mức độ áp dụng ECMA trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.
- Thứ năm, nghiên cứu đã đưa ra một số khuyến nghị đối với Chính phủ, các Bộ, Ngành, các cơ sở đào tạo và các bên liên quan như tăng cường áp lực cưỡng chế bằng các văn bản quy phạm; ban hành tài liệu hướng dẫn về ECMA và tích hợp vào chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán; tích hợp thêm nội dung ECMA vào chương trình đào tạo và quan trọng nhất là các nhà quản trị doanh nghiệp cần có chiến lược môi trường tích cực, coi hiệu quả môi trường là mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp và cam kết thực hiện điều đó.
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
- Thứ nhất, nghiên cứu đã hệ thống hóa khung lý thuyết về kế toán quản trị chi phí môi trường (ECMA) như nhận diện và phân loại chi phí môi trường; xác định chi phí môi trường; xây dựng định mức và lập dự toán chi phí môi trường và lập báo cáo chi phí môi trường.
- Thứ hai, để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA, nghiên cứu đã vận dụng 04 lý thuyết là lý thuyết thể chế, lý thuyết bất định, lý thuyết các bên liên quan và lý thuyết hợp pháp. Từ đó, nghiên cứu đã xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.
- Thứ ba, nghiên cứu đã hệ thống và củng cố thêm mối quan hệ tích cực giữa ECMA với hiệu quả tài chính lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu
- Thứ nhất, nghiên cứu khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi cần hoàn thiện và áp dụng đầy đủ các nội dung ECMA trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp.
- Thứ hai, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi cần nhận diện chi phí của đầu ra phi sản phẩm là chi phí môi trường.
- Thứ ba, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi cần theo dõi chi phí môi trường trên các tài khoản chi tiết dựa vào phạm vi phát sinh chi phí và nội dung chi phí. Để xác định chi phí môi trường, các doanh nghiệp nên sử dụng kết hợp phương pháp chi phí theo hoạt động và chi phí theo dòng vật liệu.
- Thứ tư, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi cần xây dựng định mức chi phí môi trường cho chi phí xử lý chất thải và chi phí của chất thải; lập dự toán chi phí môi trường và lập các báo cáo chi phí môi trường.
- Thứ 5, nghiên cứu đã chứng minh rằng, các yếu tố gồm áp lực cưỡng chế, áp lực quy phạm, áp lực cộng đồng dân cư, chiến lược môi trường tích cực và cam kết của người đứng đầu doanh nghiệp có tác động cùng chiều đến mức độ áp dụng ECMA trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.
- Thứ năm, nghiên cứu đã đưa ra một số khuyến nghị đối với Chính phủ, các Bộ, Ngành, các cơ sở đào tạo và các bên liên quan như tăng cường áp lực cưỡng chế bằng các văn bản quy phạm; ban hành tài liệu hướng dẫn về ECMA và tích hợp vào chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán; tích hợp thêm nội dung ECMA vào chương trình đào tạo và quan trọng nhất là các nhà quản trị doanh nghiệp cần có chiến lược môi trường tích cực, coi hiệu quả môi trường là mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp và cam kết thực hiện điều đó.