NCS. VŨ THỊ HUYỀN TRANG BẢO VỆ THÀNH CÔNG LUẬN ÁN TIẾN SỸ
Ngày 27/6/2023, tại trường Đại học Kinh tế quốc dân, NCS Vũ Thị Huyền Trang đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán và phân tích với đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của hạ tầng công nghệ thông tin tới hiệu quả hoạt động trong các ngân hàng thương mại Việt Nam" dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Trần Trung Tuấn, PGS.TS. Nghiêm Văn Lợi.
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về thông tin từ báo cáo tài chính (BCTC) và dự báo khó khăn tài chính (KKTC) của công ty. Tuy nhiên chưa có sự đồng nhất trong các kết quả nghiên cứu như Altman (1968), Ohlson (1980), Altman và cộng sự (2010),....Trên cơ sở mô hình nghiên cứu của Ohlson (1980), lý thuyết phân tích tỷ suất tài chính, lý thuyết đại diện, luận án đã bổ sung các biến mới phản ánh khả năng sinh lời, khả năng thanh toán ngắn hạn, tỷ suất đòn bẩy tài chính, tỷ suất dòng tiền, tỷ suất vòng quay, thông tin từ báo cáo kiểm toán độc lập vào mô hình dự báo KKTC. Bổ sung các tỷ suất tài chính vào mô hình đã phản ánh được bức tranh toàn diện về sức khỏe tài chính của công ty. Bổ sung thêm thông tin từ báo cáo kiểm toán độc lập để có đánh giá khách quan về tình hình tài chính công ty.
Ở giai đoạn trước khi bị KKTC, các nhà quản lý có thể đã sử dụng thủ thuật kế toán để thao túng số liệu trên BCTC nhằm giữ lòng tin của nhà đầu tư và chủ nợ, dẫn đến làm giảm chất lượng thông tin trên BCTC. Nếu mô hình dự báo KKTC có biến độc lập chỉ là các tỷ suất tài chính thì kết quả của mô hình sẽ giảm độ tin cậy. Vì vậy, bổ sung thêm các thông tin từ báo cáo kiểm toán độc lập vào mô hình đã nâng cao độ tin cậy, chính xác của mô hình dự báo KKTC.
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến 2021, với bối cảnh đặc thù của một thị trường chứng khoán mới nổi. Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy, tỷ suất khả năng sinh lời, khả năng thanh toán ngắn hạn, đòn bẩy tài chính, tỷ suất dòng tiền, tỷ suất vòng quay, thông tin từ báo cáo kiểm toán độc lập có khả năng dự báo KKTC của công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra khuyến nghị với các bên liên quan như sau:
- Đối với sở giao dịch chứng khoán Việt Nam: Nên bổ sung các dấu hiệu về khả năng thanh toán ngắn hạn, đòn bẩy tài chính, tỷ suất dòng tiền, tỷ suất vòng quay, thông tin từ báo cáo kiểm toán độc lập trong quy chế cảnh báo sớm và thiết lập mô hình cảnh báo sớm đối với các công ty niêm yết.
- Nhà quản lý công ty niêm yết: Muốn giảm nguy cơ KKTC, nhà quản lý công ty cần có biện pháp nâng cao các tỷ suất Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp/Tổng tài sản, Tiền và tương đương tiền/Nợ ngắn hạn, Lưu chuyển tiền thuần/Tổng nợ phải trả, Doanh thu thuần về bán hàng/Tổng tài sản; tìm cách giảm thiểu Tỷ suất Tổng nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu, ý kiến kiểm toán ngoại trừ, thay đổi công ty kiểm toán.
- Nhân viên công ty niêm yết, nhà đầu tư, tổ chức tín dụng, nhà cung cấp nên phân tích các tỷ suất tài chính, thông tin từ báo cáo kiểm toán độc lập để sớm nhận diện nguy cơ KKTC của công ty, từ đó đưa ra quyết định kịp thời, tránh tổn thất.
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về thông tin từ báo cáo tài chính (BCTC) và dự báo khó khăn tài chính (KKTC) của công ty. Tuy nhiên chưa có sự đồng nhất trong các kết quả nghiên cứu như Altman (1968), Ohlson (1980), Altman và cộng sự (2010),....Trên cơ sở mô hình nghiên cứu của Ohlson (1980), lý thuyết phân tích tỷ suất tài chính, lý thuyết đại diện, luận án đã bổ sung các biến mới phản ánh khả năng sinh lời, khả năng thanh toán ngắn hạn, tỷ suất đòn bẩy tài chính, tỷ suất dòng tiền, tỷ suất vòng quay, thông tin từ báo cáo kiểm toán độc lập vào mô hình dự báo KKTC. Bổ sung các tỷ suất tài chính vào mô hình đã phản ánh được bức tranh toàn diện về sức khỏe tài chính của công ty. Bổ sung thêm thông tin từ báo cáo kiểm toán độc lập để có đánh giá khách quan về tình hình tài chính công ty.
Ở giai đoạn trước khi bị KKTC, các nhà quản lý có thể đã sử dụng thủ thuật kế toán để thao túng số liệu trên BCTC nhằm giữ lòng tin của nhà đầu tư và chủ nợ, dẫn đến làm giảm chất lượng thông tin trên BCTC. Nếu mô hình dự báo KKTC có biến độc lập chỉ là các tỷ suất tài chính thì kết quả của mô hình sẽ giảm độ tin cậy. Vì vậy, bổ sung thêm các thông tin từ báo cáo kiểm toán độc lập vào mô hình đã nâng cao độ tin cậy, chính xác của mô hình dự báo KKTC.
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến 2021, với bối cảnh đặc thù của một thị trường chứng khoán mới nổi. Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy, tỷ suất khả năng sinh lời, khả năng thanh toán ngắn hạn, đòn bẩy tài chính, tỷ suất dòng tiền, tỷ suất vòng quay, thông tin từ báo cáo kiểm toán độc lập có khả năng dự báo KKTC của công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra khuyến nghị với các bên liên quan như sau:
- Đối với sở giao dịch chứng khoán Việt Nam: Nên bổ sung các dấu hiệu về khả năng thanh toán ngắn hạn, đòn bẩy tài chính, tỷ suất dòng tiền, tỷ suất vòng quay, thông tin từ báo cáo kiểm toán độc lập trong quy chế cảnh báo sớm và thiết lập mô hình cảnh báo sớm đối với các công ty niêm yết.
- Nhà quản lý công ty niêm yết: Muốn giảm nguy cơ KKTC, nhà quản lý công ty cần có biện pháp nâng cao các tỷ suất Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp/Tổng tài sản, Tiền và tương đương tiền/Nợ ngắn hạn, Lưu chuyển tiền thuần/Tổng nợ phải trả, Doanh thu thuần về bán hàng/Tổng tài sản; tìm cách giảm thiểu Tỷ suất Tổng nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu, ý kiến kiểm toán ngoại trừ, thay đổi công ty kiểm toán.
- Nhân viên công ty niêm yết, nhà đầu tư, tổ chức tín dụng, nhà cung cấp nên phân tích các tỷ suất tài chính, thông tin từ báo cáo kiểm toán độc lập để sớm nhận diện nguy cơ KKTC của công ty, từ đó đưa ra quyết định kịp thời, tránh tổn thất.