Sáng ngày 25/4/2022, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc gia: Kinh tế Việt Nam năm 2021 và triển vọng năm 2022: “Ổn định kinh tế vĩ mô và lành mạnh tài chính trong bối cảnh đại dịch Covid-19”, đồng thời Công bố ấn phẩm Đánh giá Kinh tế Việt Nam thường niên 2021.
Quang cảnh Hội thảo
Tham dự Hội thảo, về phía đại biểu ngoài trường có TS. Nguyễn Đức Hiển – Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương; ông Vũ Tiến Lộc – nguyên Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Trung tâm Trong tài Quốc tế Việt Nam; TS. Nguyễn Đình Cung – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ; TS. Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh; ông Phan Đức Hiểu – Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; TS. Vũ Đình Ánh – Chuyên gia Kinh tế; TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia kinh tế trưởng, Giám đốc Viện ĐT&NC BIDV; ông Aedan Puleston - Bí thư thứ hai, Đại sứ quán Australia; bà Meredith Metzler - Phòng Kinh tế, Đại sứ quán Mỹ; ông Francois Painchaud - Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam; ông Po Hsun Tai - Bí thư, Phòng Kinh tế, Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam; bà Sone Chan - Tham tán Kinh tế và Thương mại, Đại sứ quán Lào tại Hà Nội; ông Yohei ISHIGURO - Cố vấn cao cấp, Văn phòng JICA tại Việt Nam. Về phía Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có GS.TS Phạm Hồng Chương – Hiệu trưởng nhà trường; PGS.TS Bùi Đức Thọ – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; GS.TS Hoàng Văn Cường – Phó Hiệu trưởng; PGS.TS Bùi Huy Nhượng – Phó Hiệu trưởng; PGS.TS Tô Trung Thành – Trưởng phòng Quản lý Khoa học; cùng các thầy cô nguyên lãnh đạo nhà trường; thành viên Hội đồng Khoa học và Đào tạo; đại diện lãnh đạo các Phòng ban, Khoa, Viện, Trung tâm; các cán bộ giảng viên; các học giả trong và ngoài nước; đại diện các viện nghiên cứu, các trường đại học, các doanh nghiệp và đông đảo cơ quan thông tấn, báo chí đến đưa tin về Hội thảo.
TS. Nguyễn Đức Hiển – Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương phát biểu khai mạc và đề dẫn Hội thảo
Với chủ đề "Ổn định kinh tế vĩ mô và lành mạnh tài chính trong bối cảnh đại dịch Covid-19", Hội thảo đã tập trung thảo luận, làm rõ bối cảnh quốc tế và những tác động của thế giới đến kinh tế Việt Nam; phân tích những cơ hội và thách thức trong năm 2021; đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2022. Từ đó, các chuyên gia đề xuất những khuyến nghị chính sách trong điều hành kinh tế năm 2022 và những năm tiếp theo nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và lành mạnh tài chính trong bối cảnh đại dịch Covid-19, chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi và phát triển bền vững.
PGS.TS Tô Trung Thành - Trưởng phòng Quản lý Khoa học trình bày nội dung Ấn phẩm Đánh giá Kinh tế Việt Nam thường niên 2021
Đánh giá tổng quan về kinh tế Việt Nam năm 2021, PGS.TS. Tô Trung Thành – Trưởng phòng Quản lý khoa học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết: Tăng trưởng kinh tế năm 2021 suy giảm mạnh ở mức 2,58%, thấp nhất trong vòng 2 thập kỷ gần đây. Nguyên nhân chủ yếu từ cú sốc suy thoái nặng nề trong Quý III với sự lan rộng của biến chủng Delta, đã gần như vô hiệu hoá các nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh của Chính phủ. Bên cạnh đó, các chính sách phản ứng còn chưa hiệu quả, thiếu nhất quán giữa các địa phương; nhiều khu vực kinh tế trọng điểm của cả nước đã bị phong toả trong thời gian dài. Tỷ lệ tổng đầu tư xã hội/GDP đạt 34,43%, gần như không đổi so với mức của các năm gần đây. Động lực tăng trưởng chính trong nền kinh tế là vốn đầu tư và tín dụng vẫn được duy trì nhưng hiệu quả suy giảm.
Tuy nhiên, đổi mới sáng tạo và kinh tế số - những động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế đã có dấu hiệu khởi sắc. Việt Nam xếp thứ 44/132 quốc gia, dẫn đầu các nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp, trong Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Ông Francois Painchaud - Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam trình bày tham luận "Ổn định tài chính ở Việt Nam trong bối cảnh Covid-19 và triển vọng kinh tế năm 2022"
Các diễn giả tham gia thảo luận mở về chủ đề kinh tế Việt Nam năm 2021 và triển vọng kinh tế năm 2022
Về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2022, theo các chuyên gia, với tình hình dịch bệnh mới và được thúc đẩy bởi gói hỗ trợ phục hồi kinh tế mới, tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể đạt được mục tiêu 6-6,5%. Tuy nhiên, những rủi ro bất ổn vẫn còn hiện hữu do đại dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp, bất ổn chính trị thế giới leo thang cùng giá dầu tăng mạnh; tăng trưởng "nóng" trên thị trường bất động sản và chứng khoán…
Từ thực tế đó, các chuyên gia kinh tế khuyến nghị, các chính sách của Chính phủ cần tập trung hướng đến làm thế nào để hồi phục và phát triển nền kinh tế một cách bền vững trong bối cảnh "sống chung với Covid-19". Trong đó, chính sách tài khoá phải được coi là chính sách hỗ trợ quan trọng nhất. Chính phủ có thể gia tăng hỗ trợ tài khoá mạnh mẽ hơn (lên khoảng 5-6% GDP) trong bối cảnh đặc biệt hiện nay để hỗ trợ nền kinh tế trong ít nhất 2-3 năm tới. Chính sách hỗ trợ tín dụng nên hướng đến cả các doanh nghiệp ít bị ảnh hưởng do đại dịch nhưng có tác động tích cực đến các ngành, các lĩnh vực khác để thúc đẩy sản xuất của cả thị trường. Chính sách lãi suất nên tập trung vào việc cắt giảm lãi suất cho vay hơn là lãi suất huy động…Đặc biệt, cần chú trọng hướng chuyển các dòng vốn tín dụng vào khu vực sản xuất và nền kinh tế thực, kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng "nóng" ở các thị trường tài sản.
Liên quan đến an sinh xã hội, các gói an sinh xã hội cho các đối tượng bị ảnh hưởng cần được tiếp tục duy trì, mở rộng đối tượng thụ hưởng và chú trọng tới nhóm lao động thuộc khu vực phi chính thức.
Quang cảnh Họp báo công bố Ấn phẩm Đánh giá Kinh tế Việt Nam thường niên 2021
Trước đó, tại buổi họp báo công bố Ấn phẩm Đánh giá Kinh tế Việt Nam thường niên 2021, GS.TS. Phạm Hồng Chương - Hiệu trưởng nhà trường cho biết, Ấn phẩm Đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2021 với chủ đề "Ổn định kinh tế vĩ mô và lành mạnh tài chính trong bối cảnh đại dịch Covid-19", do GS.TS. Phạm Hồng Chương và PGS.TS. Tô Trung Thành đồng chủ biên. Đây là ấn phẩm thường niên, quy tụ được lực lượng nghiên cứu mạnh của Nhà trường, là một sản phẩm nghiên cứu có chất lượng, mang đậm dấu ấn khoa học của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
GS.TS. Phạm Hồng Chương chia sẻ: Năm 2021 chứng kiến những khó khăn và thách thức chưa từng có của nền kinh tế. Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp hơn với tốc độ lây lan rất nhanh; nhiều tỉnh, thành phố lớn phải giãn cách xã hội. Điều này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng của người dân, tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế và mọi mặt của đời sống xã hội. Kinh tế Việt Nam đang đối diện với nhiều rủi ro bất ổn vĩ mô và bất ổn tài chính, khiến cho quá trình ứng phó với đại dịch và hồi phục kinh tế trở nên khó khăn. Vì vậy việc đánh giá tổng quan kinh tế năm 2021 cũng như thực trạng những bất ổn vĩ mô và bất ổn tài chính là cơ sở quan trọng để đưa ra các khuyến nghị chính sách góp phần hỗ trợ nền kinh tế vượt qua đại dịch, phục hồi và phát triển.
Phạm vi nghiên cứu của Ấn phẩm nhằm mục tiêu tổng kết toàn diện kinh tế Việt Nam năm 2021, đánh giá thực trạng và cảnh báo những nguy cơ bất ổn vĩ mô và bất ổn tài chính, từ đó đề xuất khuyến nghị chính sách trong điều hành kinh tế năm 2022 và những năm tiếp theo nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và lành mạnh tài chính trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi và phát triển bền vững.
GS.TS Phạm Hồng Chương và PGS.TS Tô Trung Thành giới thiệu tổng quan về Ấn phẩm tại buổi họp báo
Một số hình ảnh tại Hội thảo:
Các đại biểu tham dự Hội thảo cùng chụp ảnh lưu niệm
ThS. Bùi Đức Dũng - Trưởng phòng Tổng hợp điều hành chương trình Hội thảo
TS. Vũ Trọng Nghĩa - Trưởng phòng Truyền thông điều hành chương trình Họp báo
Bài và ảnh: Phòng Truyền thông
Các cơ quan thông tấn báo chí đưa tin về Hội thảo:
Truyền hình Quốc hội
CafeF: "Tăng trưởng Việt Nam có thể đạt mục tiêu 6,5%, song duy trì lạm phát dưới 4% khó có khả năng đạt được"
Chương trình phục hồi kinh tế cần được triển khai khẩn trương hơn
Saigontimes: Khó giữ lạm phát dưới mức 4%
Nhân dân: Không để các thị trường tài sản tăng trưởng nóng
Thời báo Tài chính: Năm 2022: Tăng trưởng có thể đạt, song lạm phát khó giữ
Thời báo Ngân hàng: Rủi ro gia tăng, cần các chính sách đồng bộ và quyết liệt để phục hồi kinh tế
Diễn đàn Doanh nghiệp: Triển vọng kinh tế Việt Nam 2022: Tăng trưởng có thể đạt mục tiêu, chỉ lo lạm phát
Kinh tế khó khăn khiến lạm phát giữ ở mức thấp trong 2021
Đại dịch “vô hiệu hoá” nền kinh tế Việt Nam trong năm 2021
Rủi ro trái phiếu doanh nghiệp bất động sản
Báo Đầu tư: Chặn rủi ro lây lan trong hệ thống tài chính, ngân hàng
Vnbusiness: Vượt qua rủi ro, tăng trưởng kinh tế có thể đạt mục tiêu 6,5%
Hải quan: Khó khăn của nền kinh tế liệu có thể “lây nhiễm” sang khu vực tài chính?
TTXVN: Hội thảo khoa học quốc gia đánh giá kinh tế Việt Nam năm 2021 và triển vọng năm 2022
Nhà báo & công luận: Khó khăn của khu vực kinh tế thực có thể lây nhiễm sang khu vực tài chính
Báo điện tử Chính phủ: Hướng dòng tín dụng vào khu vực sản xuất
Báo điện tử ĐCS: Đánh giá đúng thực trạng để khuyến nghị trúng nhằm ổn định vĩ mô, lành mạnh tài chính
VTVnews: Nhiều giải pháp kỳ vọng giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng
Sài Gòn giải phóng: K
hó ‘ghìm cương’ lạm phát dưới 4% trong năm nay
Vietnamplus: Chuyên gia kinh tế: Mục tiêu lạm phát năm 2022 khó kìm dưới mức 4%
Báo Công thương: Báo cáo đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên năm 2021: Lo nhất lạm phát!
Vietnambiz: Bất ổn trên TTCK và BĐS là thách thức với tăng trưởng kinh tế, lạm phát dưới 4% khó đạt được
Doanh nghiệp Việt Nam: Triển vọng kinh tế 2022: Tăng trưởng có thể đạt, nhưng rủi ro còn hiện hữu
TS. Nguyễn Đình Cung: Nhà nước không nên quá bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán
‘Hiến kế’ để làm lành mạnh thị trường tài chính, phục hồi nền kinh tế
Hanoimoi: Hội thảo khoa học đánh giá kinh tế Việt Nam năm 2021 và triển vọng năm 2022
Báo Kiểm toán: Ổn định kinh tế vĩ mô và lành mạnh tài chính trong bối cảnh đại dịch Covid-19
Tạp chí Kinh tế Chứng khoán: Bất ổn trên TTCK và BĐS là thách thức với tăng trưởng kinh tế, lạm phát dưới 4% khó đạt được
VOV5: Năm 2022, tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể đạt mục tiêu 6-6,5%
Tạp chí Pháp lý: "Rủi ro bất ổn vĩ mô và tài chính đang ngày một gia tăng"
Doanh nghiệp & Đầu tư: Ổn định kinh tế vĩ mô và lành mạnh tài chính trong bối cảnh đại dịch Covid-19
Đầu tư & Kinh doanh: Đối với kinh tế, khó ‘ghìm cương’ lạm phát dưới 4% trong năm nay